Các quan niệm về an ninh quốc gia

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 28)

An ninh toàn diện: Theo khái niệm an ninh toàn diện, an ninh đƣợc nhận

thức không chỉ từ khía cạnh quân sự, mà còn bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thuật ngữ này đƣợc chính thức đƣa ra ở Nhật Bản dƣới thời chính phủ Ohira vào giữa thập kỷ 70 và đƣợc các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Singapore ủng hộ. Tiền đề cơ bản của nó là an ninh phải đƣợc hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả các mối đe dọa quân sự và phi quân sự đối với toàn bộ đời sống của một quốc gia. Nó đã thể hiện sự chuyển hƣớng trong chính sách của nhiều nƣớc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, từ nhấn mạnh các mối quan hệ an ninh tập thể (tham gia hiệp ƣớc, liên minh quân sự để chống lại mối đe doạ hữu hình) và củng cố sức mạnh quân sự, sang phát triển sức mạnh kinh tế và tăng cƣờng hợp tác chính trị và kinh tế, tạo môi trƣờng hoà bình, ổn định và xây dựng năng lực trong nƣớc cũng nhƣ các cơ chế quốc tế để đối phó và ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng.

Khái niệm an ninh toàn diện bao gồm: (i) An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhà nƣớc và nhân dân; (ii) Những vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ môi trƣờng và sinh thái, căng thẳng sắc tộc, hoạt động tội ác xuyên quốc gia, an ninh năng lƣợng và lƣơng thực, an ninh con ngƣời, v.v... ngày càng tăng lên; (iii) Không hình thành liên minh quân sự; loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài; thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí.

An ninh hợp tác: Cùng với an ninh toàn diện, an ninh hợp tác là một quan

niệm ngày càng phổ biến. Đề cập sớm nhất thuật ngữ này là tại Hội thảo Lòng chảo Thái Bình Dƣơng năm 1988, trong đó thuật ngữ này đƣợc sử dụng đồng nghĩa với hợp tác an ninh. Theo cựu Ngoại trƣởng Canada Clark, an ninh hợp tác

là sự thay thế nhận thức về an ninh trong Chiến tranh lạnhdựa trên cơ sở hai cực, răn đe và cân bằng quyền lực bằng một tiến trình và khuôn khổ đa phƣơng trên cơ sở tham khảo ý kiến lẫn nhau [100; tr.106]. Còn cựu Ngoại trƣởng Australia, G. Evans cho rằng an ninh hợp tác là một cách tiếp cận nhấn mạnh việc đảm bảo an ninh cho nhau chứ không phải là răn đe, đề cao chủ nghĩa đa phƣơng và việc hình thành thói quen đối thoại. Quan điểm an ninh hợp tác nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nhà nƣớc và phi nhà nƣớc nhƣ các tổ chức phi chính phủ (NGOs), giới kinh doanh và các thực thể xuyên quốc gia khác. Ngoài ra, an ninh hợp tác không chỉ giới hạn trong các vấn đề quân sự mà bao gồm cả các vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ môi trƣờng, dân số và các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Tóm lại, những ngƣời chủ trƣơng an ninh hợp tác nhấn mạnh cách tiếp cận từng bƣớc, tiệm tiến tiến tới việc thành lập các thể chế đa phƣơng. Theo cách tiếp cận trên, an ninh hợp tác cho phép sử dụng các biện pháp chính thức và không chính thức, song phƣơng và đa phƣơng để đối phó với các vấn đề an ninh.

An ninh tập thể: An ninh tập thể là một "liên minh tiềm tàng thƣờng trực

chống lại kẻ thù vô hình" [224; tr. 569], nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia chống lại những quốc gia nào có thể thách thức trật tự hiện hành. Cơ sở của an ninh tập thể là "tất cả chống lại một" [116 ; tr.43]. Các quốc gia tham gia hệ thống an ninh tập thể cam kết: nếu một quốc gia nào đó trong liên minh bị tấn công, thì các thành viên khác cũng coi là bị tấn công và phải có nghĩa vụ tham gia các biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế hay quân sự để chống lại kẻ xâm lƣợc đó. Tuy nhiên, đó chỉ là về lý thuyết. Trên thực tế, các thành viên thƣờng bị chia rẽ và có lập trƣờng khác nhau về "hành động xâm lƣợc" [116; tr.44] do khác biệt về lợi ích quốc gia.

Trên thực tế, an ninh tập thể thƣờng bị nhầm lẫn với khái niệm “phòng thủ tập thể”. Phòng thủ tập thể là hình thức các quốc gia hợp tác để loại trừ mối đe dọa từ một kẻ thù đã đƣợc xác định, dù là hiện thực hay tiềm tàng. Sự hợp tác

này thƣờng dƣới hình thức quan hệ liên minh, liên hiệp hay hiệp ƣớc hỗ tƣơng nhằm răn đe kẻ âm mƣu xâm lƣợc. Một loạt các cơ chế phòng thủ tập thể đƣợc hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II nhƣ NATO ở châu Âu và "hệ thống San Francisco" của Mỹ ở châu Á bao gồm Hiệp ƣớc hợp tác phòng thủ với Nhật Bản, Australia, New Zealand và Philippines. Về nội dung, hai khái niệm này giống nhau ở chỗ: các quốc gia cam kết giúp đỡ nhau khi một quốc gia bị tấn công; sức mạnh của nƣớc bị xâm lƣợc đƣợc bổ sung và trợ giúp bởi sức mạnh của các quốc gia khác trong một dàn xếp an ninh. Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau cơ bản ở cách nhận dạng kẻ thù. Các quốc gia tham gia phòng thủ tập thể để đối phó với các mối đe doạ đối với an ninh của họ từ một nƣớc hoặc một nhóm nƣớc cụ thể, đƣợc coi là kẻ thù nào đó, chƣa xác định từ bên ngoài. Còn các quốc gia tham gia an ninh tập thể để đối phó với các mối đe doạ từ bất kỳ quốc gia nào khi có hành động xâm lƣợc, dù là đồng minh hay bạn bè, tức là đối phó với mối đe dọa cả bên trong.

An ninh chung: xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnhvà đƣợc cụ thể

hoá trong báo cáo 1982 của Ủy ban về các vấn đề giải trừ quân bị và an ninh do cố Thủ tƣớng Thụy Điển, Olof Palme, làm Chủ tịch. Theo báo cáo này, "An ninh chung là một tiến trình lâu dài và thực tế cuối cùng sẽ dẫn đến hoà bình và giải trừ quân bị bằng cách thay đổi tƣ duy đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cƣờng, ngăn cản kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị và đƣợc xem nhƣ là gây ra xung đột ở mức độ cao" [116; tr.59]. An ninh chung đƣợc bảo đảm tốt nhất thông qua hợp tác chứ không phải đấu tranh và cân bằng quyền lực, bao gồm 6 nguyên tắc: (i) Tất cả các dân tộc đều có quyền chính đáng đƣợc bảo đảm an ninh; (ii) Sức mạnh quân sự không phải là công cụ chính đáng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia; (iii) Cần phải kiềm chế trong việc thực hiện chính sách quốc gia; (iv) Không thể đạt đƣợc an ninh bằng ƣu thế về quân sự; (v) Giảm và hạn chế chất lƣợng vũ khí cần thiết cho an ninh chung; (vi) Tránh gắn thƣơng lƣợng về vũ khí với các vấn đề chính trị.

An ninh chung có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin, cụ thể là nhằm giảm căng thẳng Đông - Tây. Các biện pháp này bao gồm sự có mặt của các quan sát viên của cả hai bên tại các cuộc tập trận lớn, tăng tính công khai và chia sẻ thông tin, giảm nguy cơ tấn công quân sự v.v... Ủy ban Palme cũng coi an ninh là một khái niệm toàn diện mà trƣớc đây mặt này thƣờng bị bỏ qua khi nói tới khái niệm này. Báo cáo của Ủy ban cho rằng an ninh cần đƣợc nhận thức theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả về kinh tế, quân sự và thịnh vƣợng chung.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 28)