Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 với chiến thắng của Barack Obama đã đƣa vào Nhà trắng một vị Tổng thống da đen đầu tiên và cũng là tổng thống "Thái Bình Dƣơng" đầu tiên trong lịch sử nƣớc Mỹ. Và chính quyền Obama đã có những điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại hết sức quan trọng. Với tƣ duy đối
ngoại chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa quốc tế tự do tƣơng tự nhƣ Clinton, chính sách đối ngoại dƣới chính quyền Obama khác biệt so với Bush trên 3 khía cạnh:
Một là, nếu "cƣờng quyền và đơn phƣơng" là thƣơng hiệu của chính sách đối ngoại dƣới chính quyền Bush thì "sức mạnh thông minh" trở thành thƣơng hiệu của chính quyền Obama. Cha đẻ của khái niệm "sức mạnh thông minh" là Joseph Nye, nguyên Trợ lý Bộ trƣởng Quốc phòng dƣới chính quyền Clinton và hiện nay là Giáo sƣ Đại học Harvard. Ngay từ những năm 90, Nye đã đƣa ra khái niệm "sức mạnh mềm", tƣơng phản với khái niệm "sức mạnh cứng" là sức mạnh quân sự. Sức mạnh quốc gia không chỉ bao gồm sức mạnh cứng nhƣ sức mạnh quân sự, kinh tế. Sức mạnh mềm bao gồm những yếu tố nhƣ ảnh hƣởng, sức thu hút của thể chế chính trị, mô hình phát triển, ảnh hƣởng về văn hoá v.v...[198; tr.9]. Những yếu tố của sức mạnh mềm đặc biệt trở nên quan trọng trong thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Theo Joseph Nye: “Sức mạnh cứng sẽ luôn quan trọng trong một thế giới của những quốc gia dân tộc đang kiểm soát nền độc lập của mình, nhƣng ý nghĩa của sức mạnh mềm sẽ ngày càng tăng, khi ngƣời ta phải giải quyết những vấn đề liên quốc gia, bởi việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi một sự hợp tác đa phƣơng” [63; tr.22]. Và khái niệm sức mạnh mềm đƣợc phát triển lên thành khái niệm sức mạnh thông minh. Sức mạnh thông minh không phải là sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm, nó kết hợp cả hai. Theo
"Báo cáo Ủy ban CSIS về sức mạnh thông minh- Một nƣớc Mỹ thông minh hơn
và an toàn hơn", sức mạnh thông minh nghĩa là phát triển một chiến lƣợc tổng thể, cơ sở nguồn lực, và các công cụ để thực hiện mục tiêu của nƣớc Mỹ, trên cơ sở cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm [70; tr.7]. Nói một cách ngắn gọn, sức mạnh thông minh chính là sự kết hợp hài hòa và hiệu quả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm.
Tƣ duy đối ngoại "sức mạnh thông minh" trở thành chủ đạo dƣới chính quyền Obama và đƣợc thể hiện rõ nét trong các bài phát biểu của Obama cũng nhƣ của Ngoại trƣởng Hilary Clinton. Trong điều trần trƣớc Quốc hội, H.Clinton
khẳng định "Chúng ta cần sử dụng „quyền lực thông minh‟, tất cả các công cụ mà chúng ta có -ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị, pháp lý và văn hóa - lựa chọn công cụ hay sự kết hợp các công cụ một cách thích hợp cho từng tình huống" [106; tr.12]. Nhƣ vậy, khái niệm "sức mạnh thông minh" với nội hàm an ninh quốc gia mở rộng, nhấn mạnh yếu tố kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, năng lƣợng và chiến lƣợc đối ngoại sẽ trên cơ sở tổng hòa các thành tố sức mạnh Mỹ, về quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa... Một yếu tố then chốt khác của quyền lực thông minh là hợp tác và đối thoại với các nƣớc khác, bởi nhận thức là nƣớc Mỹ không thể tự một mình giải quyết các vấn đề của thế giới. Mỹ cần sự hợp tác của đồng minh và đối tác. Đây cũng là thành tố quan trọng hàng đầu của "sức mạnh thông minh".
Báo cáo Chiến lƣợc an ninh quốc gia 5/2010 của chính quyền Obama khẳng định "Khi tiến hành các cuộc chiến ở phía trƣớc, chúng ta phải nhìn thấy một triển vọng vƣợt ra khỏi giới hạn của chúng – đó là một thế giới mà ở đó nƣớc Mỹ sẽ mạnh hơn, an toàn hơn và có khả năng vƣợt qua những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, đồng thời thu hút đƣợc sự hƣởng ứng của ngƣời dân trên toàn thế giới. Để đến đƣợc cái đích đó, chúng ta phải theo đuổi một chiến lƣợc đổi mới quốc gia và lãnh đạo toàn cầu - một chiến lƣợc tái thiết nền tảng sức mạnh và ảnh hƣởng của Mỹ" [194; tr.9].
Trên thực tế, chính quyền Obama cũng hƣớng tới mục tiêu hội tụ sức mạnh mềm và gắn nó với sức mạnh cứng trong các chiến lƣợc ngoại giao thông minh. Trong quan hệ với châu Âu, ở mức độ nào đó, sức mạnh thông minh của chính quyền Obama đã phát huy tác dụng khi mặt hợp tác và đối thoại xuyên Đại Tây Dƣơngđã làm suy giảm những mâu thuẫn và chia rẻ sâu sắc giữa Mỹ và châu Âu dƣới chính quyền Bush. Việc Obama chủ trƣơng thoát ra khỏi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, tăng cƣờng hợp tác và chia sẻ trách nhiệm với các nƣớc châu Âu trong việc giải quyết các điểm nóng ở Trung Đông, Bắc Phi cũng là
minh chứng cho việc triển khai cách tiếp cận sức mạnh thông minh. Và đây là nhân tố tích cực trong quan hệ xuyên Đại Tây Dƣơngdƣới chính quyền Obama.
Hai là, chính quyền Obama đã chính thức từ bỏ thuyết “đánh đòn phủ đầu”, học thuyết vốn đƣợc coi là "thƣơng hiệu" của chính sách đối ngoại dƣới chính quyền Bush. Đây là khác biệt hết sức quan trọng, thể hiện cách tiếp cận "mềm" hơn của chính quyền Obama. Mặc dù tiếp tục khẳng định nƣớc Mỹ phải duy trì ƣu thế về quân sự, song Tổng thống Obama khẳng định Mỹ cần phải tăng cƣờng tác dụng của các lực lƣợng phi quân sự nhƣ ngoại giao, tình báo và hành pháp… để ứng phó với các thách thức an ninh quốc gia.
Ba là, từ bỏ cách nói về “cuộc chiến chống khủng bố” của chính quyền Bush, giới hạn hơn về kẻ thù của nƣớc Mỹ, không quy kết tất cả các tổ chức thánh chiến hay các tín đồ Hồi giáo, mà chỉ đích danh mạng lƣới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Obama chú trọng đến nguy cơ khủng bố từ bên trong nƣớc Mỹ. Do Al-Qaeda ngày càng khó khăn trong việc tuyển mộ thành viên từ nƣớc ngoài để đƣa vào Mỹ tiến hành tấn công khủng bố, nên chúng chuyển sang tìm kiếm và phát triển những phần tử cấp tiến ngay tại đất Mỹ.
Theo "Chiến lƣợc An ninh Quốc gia" năm 2010 của chính quyền Obama, Mỹ không chỉ muốn hợp tác với các nƣớc đồng minh mà còn muốn hợp tác với các nƣớc mới nổi, đồng thời tách biệt Al-Qaeda với những ngƣời Hồi giáo nói chung. Đây là một sự điều chỉnh đáng chú ý. Do tiến trình toàn cầu hóa đã đi vào chiều sâu, các đặc tính đa dạng, phức tạp và xuyên quốc gia của các vấn đề ngày càng rõ nét, nên thậm chí cƣờng quốc số một nhƣ Mỹ cũng khó có thể ứng phó một cách đơn độc. Việc cùng chia sẻ các vấn đề quốc tế đã trở thành một đặc tính rõ nét trong thời đại ngày nay. Vì vậy, điều chỉnh của chính quyền Obama có thể coi là "thức thời".
Những điều chỉnh chiến lƣợc dƣới chính quyền Obama xuất phát từ ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, chính sách đối ngoại thiên về sức mạnh và chủ
nghĩa đơn phƣơng của chính quyền Bush đã thất bại. Uy tín và quan hệ của Mỹ với nhiều nƣớc trên thế giới bị suy giảm nặng nề. Thứ hai, khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bắt đầu từ nƣớc Mỹ đã ảnh hƣởng sâu sắc đến thế và lực của nƣớc Mỹ, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cán cân sức mạnh kinh tế từ Tây sang Đông. Nƣớc Mỹ tiếp tục suy yếu. Thứ ba, hai cuộc chiến của nƣớc Mỹ ở Iraq và Afganistan tiếp tục diễn biến phức tạp, làm xói mòn và tổn thƣơng cả "sức mạnh cứng và sức mạnh mềm" của Mỹ. Những yếu tố này cùng với quan điểm cá nhân của Tổng thống Obama đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức nƣớc Mỹ "hành xử" trên thế giới.