Ba khái niệm chiến lược mới (KNCLM) của NATO

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 110)

Khái niệm Chiến lƣợc mới năm 1991. Sau khi bức tƣờng Berlin sụp đổ, trƣớc bối cảnh một trật tự thế giới mới đang hình thành, NATO đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lƣợc. Tại Hội nghị thƣởng đỉnh 1991 tại Rome, NATO đã thông qua Khái niệm chiến lƣợc mới, đánh giá cục diện thế giới, xác định các rủi ro và thách thức về an ninh trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, đồng thời khẳng định mục tiêu và bản chất của tổ chức vẫn còn nguyên giá trị. Đây là lần đầu tiên chiến lƣợc của NATO đƣợc công bố rộng rãi nhằm khẳng định một cách rộng rãi định lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình.

KNCLM 1991 đƣợc xây dựng trên một sự thay đổi nhận thức cơ bản môi trƣờng và thách thức an ninh ở châu Âu. Mối đe doạ tiềm tàng về một cuộc tấn công quân sự ồ ạt, trên quy mô lớn đƣợc thay thế bởi những thách thức an ninh xuất phát từ các cuộc xung đột sắc tộc và lãnh thổ [145; tr.491]. KNCLM cũng nhấn mạnh sự hợp tác với những kẻ thù trƣớc đây và cho rằng an ninh của từng thành viên là mục đích căn bản của NATO. Đồng thời, KNCLM cũng kết hợp mục tiêu này với nhiệm vụ cụ thể để hành động hƣớng tới việc cải thiện và mở rộng an ninh cho toàn bộ châu Âu.

Về nội dung, Chiến lƣợc 1991 khẳng định Liên Xô không còn là đối thủ và vì vậy không còn đặt trọng tâm vào đối phó với các cuộc tấn công vũ trang của kẻ thù chiến lƣợc. Thay vào đó, NATO xác định, các thách thức an ninh sẽ là hệ quả của sự bất ổn tại Trung Đông Âu, nơi các khó khăn kinh tế, xã hội, chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo và lãnh thổ có thể dẫn đến khủng hoảng, thậm chí xung đột vũ trang. Các thách thức này đa dạng, đa chiều và khó dự đoán, đòi hỏi NATO phải phản ứng nhanh, linh hoạt. Đối với Nga tuy đã từ bỏ chính sách đối đầu với phƣơng Tây và bắt đầu triển khai mối quan hệ hợp tác, nhƣng tiềm lực

quân sự (kể cả tiềm lực hạt nhân) của Nga tiếp tục đòi hỏi NATO đóng vai trò “đảm bảo sự cân bằng chiến lƣợc tại châu Âu”. Chiến lƣợc 1991 kết luận tuy môi trƣờng an ninh thời kỳ hậu Chiến tranh lạnhthay đổi bản chất và cấp độ các thách thức và rủi ro, nhƣng không hề thay đổi mục đích của NATO là “bảo đảm tự do và an ninh của các thành viên bằng các biện pháp chính trị và quân sự… Dựa trên các giá trị chung là dân chủ, nhân quyền và pháp quyền, phấn đấu thiết lập một trật tự công bằng và hòa bình tại châu Âu” [195].

Điểm mới của Chiến lƣợc 1991 là nhấn mạnh vai trò chính trị của NATO (giảm vai trò quân sự). NATO cũng mở rộng định nghĩa về an ninh, không chỉ có khía cạnh phòng thủ mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, đồng thời xác định cách tiếp cận rộng mở qua ba trụ cột đối thoại – hợp tác – phòng thủ. Một điểm đáng chú ý nữa, mặc dù vấn đề phòng thủ tập thể vẫn đƣợc tái khẳng định, nhƣng Chiến lƣợc 1991 nêu bật chức năng quản lý khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột vì “an ninh của Liên minh không thể tách rời an ninh của tất cả các quốc gia khác tại châu Âu”. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu này, NATO cũng sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực nhƣ OSCE, EU, UN, WEU, đồng thời tổ chức lại lực lƣợng quân sự theo hƣớng cắt giảm, gọn nhẹ, tăng tính linh hoạt và khả năng triển khai nhanh.

Nhƣ vậy, vai trò mới của NATO trong Khái niệm Chiến lƣợc 1991 là nhằm lấp khoảng trống an ninh để lại sau khi Khối Warsaw giải thể, đảm bảo ổn định và trật tự tại châu Âu, ngăn ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng, không để lan rộng ra khu vực và ảnh hƣởng tới an ninh của các nƣớc thành viên NATO. Chiến lƣợc này đã tạo cơ sở cho các hoạt động của NATO khi Liên bang Xô Viết và Liên bang Nam Tƣ tan rã khiến bất ổn tại khu vực gia tăng trong đầu thập kỷ 1990. Nói cách khác, Chiến lƣợc 1991 đã cho phép NATO sử dụng một loạt các công cụ (trọng tâm là chính trị chứ không còn là quân sự) nhằm đảm bảo môi trƣờng an ninh (đƣợc định nghĩa rộng hơn trƣớc) gồm: đối thoại, hợp tác, can dự (ngăn ngừa xung đột và quản lý khủng hoảng) trong phạm vi toàn châu Âu. Về

bản chất, NATO đã chuyển đổi từ một liên minh phòng thủ với mục tiêu hạn chế (bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của các thành viên trƣớc sự xâm lƣợc của Liên Xô) thành một liên minh an ninh có tầm hoạt động rộng khắp châu Lục.

Khái niệm chiến lƣợc mới năm 1999. Một thập kỷ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc, trƣớc những diễn biến phức tạp và thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, NATO quyết định điều chỉnh, cập nhật tài liệu Khái niệm Chiến lƣợc mới 1991. Trên thực tế, ngay từ năm 1997, Mỹ và Tây Âu đã nhận thấy sự cần thiết xem xét lại và bổ sung vào Khái niệm chiến lƣợc mới để phản ánh những thay đổi đã diễn ra tại châu Âu kể từ năm 1991. Việc bổ sung này đã đƣợc hoàn tất vào trƣớc Hội nghị thƣợng đỉnh Washington với sự thông qua của tất cả các nƣớc thành viên, trong đó có cả ba quốc gia thành viên mới là CH Czech, Hungari, Balan.

KNCLM 1999 đƣợc xây dựng trên những quan điểm và nội dung chính của KNCL 1991. Ngoài ra, KNCLM còn mở rộng phạm vi hoạt động của NATO, tự cho phép NATO đƣa quân can thiệp ngoài phạm vi lãnh thổ NATO để thực hiện "nhiệm vụ xử lý khủng hoảng, ngăn chặn xung đột và tăng cƣờng an ninh và ổn định của khu vực Châu Âu-Đại Tây Dƣơngthông qua đối tác và đối thoại, mở rộng NATO, và kiểm soát vũ khí". KNCLM đã chính thức đƣợc thông qua trong Hội nghị thƣợng đỉnh kỷ niệm 50 năm thành lập NATO tại Washington. Trong khi KNCL 1991 đã không hề đề cập đến việc phát triển bản sắc an ninh và phòng thủ châu Âu (ESDI) trong NATO, lần đầu tiên trong một văn bản chính thức của NATO, Mỹ đã đồng ý ủng hộ Tây Âu phát triển bản sắc an ninh và phòng thủ châu Âu trong NATO. KNCLM đã tạo ra một khuôn khổ chiến lƣợc mới của NATO bằng văn bản thể hiện sự nhất trí giữa Mỹ và Tây Âu về việc tăng cƣờng vai trò của EU trong NATO.

Diễn biến những năm đầu của thế kỷ XXI khẳng định Chiến lƣợc 1999 có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở cho NATO tích cực triển khai các hoạt

động quân sự và nhân đạo tại các điểm nóng nằm ngoài lãnh thổ chuyền thống. Bài học tại Bosnia và Kosovo trong thập kỷ 1990 cho thấy các thách thức an ninh chính tiếp tục đến từ sự bất ổn ở ngoại vi châu Âu, với nhiều hình thức đa dạng: xung đột tôn giáo, sắc tộc, biên giới, lãnh thổ, thất bại trong cải cách, sự tan rã của các chính thể, chủ nghĩa khủng bố, tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Do đó, trong Chiến lƣợc 1999, quản lý khủng hoảng đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ an ninh cơ bản của NATO thay thế nhiệm vụ “cân bằng chiến lƣợc” của Chiến lƣợc 1991.

Khái niệm chiến lƣợc mới năm 2010. Gần 1 thập kỷ sau khi KNCLM lần

thứ II của NATO ra đời, bƣớc vào thế kỷ XXI, trƣớc sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống (khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, an ninh năng lƣợng, nạn cƣớp biển, an ninh mạng, biến đổi khí hậu…), NATO xác định cần phải có chiến lƣợc mới nhằm phản ánh những diễn biến tại Kosovo, Bosnia – Herzegovina, các mối đe dọa từ xung đột sắc tộc và tôn giáo, nhằm ứng phó và giải quyết hiệu quả các thách thức này.

Tại Hội nghị thƣợng đỉnh tháng 4/2009, NATO quyết định xây dựng chiến lƣợc mới, dự kiến sẽ thông qua vào tháng 12/2010. Chiến lƣợc mới sẽ đúc kết thực tiễn triển khai các hoạt động của NATO tại Iraq, Afghanistan, Balkan, cũng nhƣ đánh giá ảnh hƣởng của cuộc chiến Nga – Georgia năm 2008. Phát biểu vào tháng 2/2010, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Robert Gate tuyên bố các đánh giá về thách thức an ninh nêu trong chiên lƣợc 1999 vẫn còn nguyên giá trị, tuy nhiên sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến tại Afghanistan là cơ hội rút ra các bài học thực tiễn nhằm cập nhật lại chiến lƣợc mới cho thời kỳ hậu 11/9. Mặc dù cuộc chiến tranh Nga – Georgia là lời cảnh báo về nguy cơ xung đột vũ trang giữa thành viên NATO và Nga nhƣng ông Gate cho rằng đây không phải là “mối đe doạ chủ yếu đối với châu Âu”. Các nguy cơ sẽ đến từ bên ngoài “biên giới truyền thống của NATO và đòi hỏi cách tiếp cận mới bao gồm không chỉ các biện pháp quân sự”. Ông Gate nhấn mạnh (i) vai trò của Hệ thống phòng thủ tên lửa, (ii) sự cần

thiết tăng cƣờng sự hợp tác giữa NATO và các đối tác kể cả các tổ chức phi quân sự quốc tế, đặc biệt là với EU và (iii) đƣa hợp tác huấn luyện và cố vấn các lực lƣợng an ninh của các quốc gia đối tác thành một nhiệm vụ trọng tâm của NATO. Ông Gate cũng nêu 2 vấn đề then chốt cần đƣợc giải quyết nhằm đƣa NATO ra khỏi tình trạng “khủng hoảng nghiêm trọng, dài hạn và hệ thống”. Thứ nhất là thiếu hụt ngân sách do cắt giảm chi tiêu quốc phòng từ các nƣớc thành viên kể từ khi Chiến tranh lạnhkết thúc: chỉ có 5 trong tổng số 28 thành viên NATO đạt mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP (chỉ tiêu NATO đề ra). Thứ hai, NATO cần phải cải tổ cơ cấu tổ chức nhằm tăng tính hiệu quả và phụ hợp hơn với tình hình thực tế.

Tháng 5/2010, nhóm chuyên gia do cựu ngoại trƣởng Mỹ Madelaine Albright đứng đầu, công bố các khuyến nghị về nội dung Chiến lƣợc 2010, trong đó đánh giá 3 mối đe doạ lớn nhất đối với NATO là các nguy cơ (i) bị tấn công bởi tên lửa đạn đạo, (ii) bị tấn công bởi các nhóm khủng bố quốc tế, (iii) bị tấn công điện tử (cyber attack). Các mối đe doạ khác gồm an ninh năng lƣợng, an ninh vận tải hàng hải và hậu quả của biến đổi khí hậu. Các vấn đề an ninh phi truyền thống đòi hỏi NATO phải có cách tiếp cận mới, bao gồm cả việc mở rộng định nghĩa về vấn đề an ninh, cải tổ lực lƣợng quân sự và tăng cƣờng khả năng phản ứng nhanh đồng thời tăng cƣờng hợp tác với các đối tác cùng ứng phó với các thách thức này.

Hội nghị Thƣợng đỉnh NATO từ 19-20/11/2010 tại Lisbon, Bồ Đào Nha có sự tham dự của Lãnh đạo 28 nƣớc thành viên NATO và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev với tƣ cách là khách mời của NATO. Trọng tâm của Hội nghị là nhằm thông qua Khái niệm chiến lƣợc mới (KNCLM); bàn về các vấn đề liên quan đến kế hoạch rút quân của NATO ra khỏi Afghanistan; xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu và mời Nga tham gia; cải tổ bộ máy hoạt động của NATO theo hƣớng tinh giản nhân sự và cắt giảm chi tiêu ngân sách...

Hội nghị đã thông qua Khái niệm Chiến lƣợc mới của NATO: Với tiêu đề "Can dự tích cực, phòng thủ hiện đại", chiến lƣợc mới của NATO bao gồm những nội dung: (i) Khẳng định mối đe dọa thông thƣờng đối với NATO là thấp, nhƣng các thách thức an ninh mới gia tăng, cụ thể vấn đề phổ biến tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân và giết ngƣời hàng loạt; chủ nghĩa khủng bố quốc tế; sự bất ổn tại các quốc gia gần biên giới NATO; tấn công tin học; an ninh năng lƣợng; biến đổi khí hậu …; (ii) Tái khẳng định cam kết "phòng thủ tập thể" (Điều 5) theo đó NATO sẽ răn đe và chống trả bất kỳ đe dọa nào đối với an ninh của mỗi thành viên NATO hoặc NATO nhƣ một tổ chức; (iii) Khẳng định tiếp tục duy trì lực lƣợng hạt nhân tin cậy và khả năng răn đe.Đồng thời, NATO sẽ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm bảo vệ toàn bộ lãnh thổ NATO, hợp tác với Nga và các đối tác khác về phòng thủ tên lửa; (iv) Mong muốn quan hệ đối tác chiến lƣợc thực sự giữa NATO và Nga, khẳng định NATO không phải là mối đe dọa đối với Nga; (v) Tiếp tục chính sách "Mở cửa" đối với các quốc gia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khối và mong muốn gia nhập NATO; (vi) An ninh khu vực châu Âu-Đại Tây Dƣơng cần đƣợc thúc đẩy thông qua mạng lƣới các quan hệ đối tác giữa NATO với Liên Hợp Quốc và EU.

Bên cạnh đó, Hội nghị thông qua kế hoạch cải tổ bộ máy cắt giảm 1/3 cơ cấu chỉ huy và giảm biên chế các bộ phận của NATO từ 13.800 xuống còn 8.500, cắt cơ quan đại diện tại 7 quốc gia từ 13 xuống còn 7 cơ quan đại diện; rút quân đội NATO ra khỏi Afghanistan, theo đó NATO sẽ rút 130.000 binh lính đang tham gia cuộc chiến ở Afghanistan bắt đầu từ năm 2011, chuyển giao trách nhiệm bảo đảm an ninh cho quân đội Afghanistan vào cuối năm 2014 [185].

Nhƣ vậy, những thay đổi trong môi trƣờng an ninh đòi hỏi NATO phải đánh giá lại chiến lƣợc, xác định lại vai trò trong tình hình mới. Có một số điểm mới đáng chú ý trong Khái niệm chiến lƣợc mới so với 1999, cụ thể (i) KNCLM đã "toàn cầu hóa" các hoạt động của NATO khi xác định "bất ổn định và xung đột bên ngoài biên giới NATO có thể trực tiếp đe dọa an ninh của Liên minh"

(ii) Vấn đề mở rộng NATO đƣợc đề cập ở mức độ "mở cửa" chung chung và không còn là chủ đề ƣu tiên hàng đầu của NATO nhƣ thời kỳ trƣớc; (ii) KNCLM coi trọng tăng cƣờng quan hệ đối tác chiến lƣợc với Nga, nhấn mạnh sự cần thiết tăng cƣờng các cơ chế đối thoại và hợp tác với Nga trong các lĩnh vực nhƣ phòng thủ tên lửa, chống khủng bố, cƣớp biển... NATO tuyên bố không còn coi Nga là mối đe dọa, Nga đồng ý hợp tác cùng NATO xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu và trong vấn đề Afghanistan. Vấn đề lá chắn tên lửa, vốn là nguồn gốc mâu thuẫn trong quan hệ Nga-NATO đã đƣợc "hóa giải" thành cơ sở hợp tác mới. Lần đầu tiên, NATO đã chính thức đƣa việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, do Mỹ đề xuất, trở thành một thành tố quan trọng trong chiến lƣợc phòng thủ với sự hợp tác của Nga. Tuy nhiên, nhiều vấn đề nhƣ kinh phí, công nghệ và sự tƣơng thích về công nghệ phòng thủ tên lửa giữa Nga và NATO còn chƣa đƣợc làm rõ. Nga còn lo ngại việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung châu Âu chỉ là chiêu bài để Mỹ và phƣơng Tây “hợp pháp hóa” quá trình Đông tiến của mình, mở rộng ảnh hƣởng tại không gian hậu Xô Viết. Một số nƣớc EU vẫn coi Nga là một vấn đề hơn là một giải pháp đối với các vấn đề an ninh khu vực châu Âu.

Kể từ sau khi NATO đƣa ra “khái niệm chiến lƣợc mới” tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Lisbon tháng 11/2010, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, NATO đã tiến hành các chiến dịch can dự tại khu vực Balkan, Afghanistan và Libya. Kết quả đạt đƣợc của NATO trong chiến dịch tiêu diệt lực lƣợng khủng bố Al- Qaeda, thực hiện sự ủy nhiệm của LHQ trong sứ mệnh tại Libya, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và các nƣớc đối tác của NATO trong các nhiệm vụ quốc tế đã phần nào thể hiện đƣợc vai trò của NATO trong tham vọng trở thành trung tâm an ninh toàn cầu. Chiến dịch không kích Libya do Châu Âu lần đầu tiên đóng vai trò tiên phong, với Mỹ hỗ trợ phía sau, tuy đƣợc coi là thành công nhƣng đã thể hiện nhiều yếu kém về năng lực quân sự cũng thiết bị của châu Âu

trong một số lĩnh vực, thể hiện sự mất cân bằng và sự phụ thuộc vốn có của châu Âu trong quan hệ với Mỹ trong NATO.

Sau khi KNCLM mới ra đời chƣa lâu, châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử kể từ khi Liên minh châu Âu ra đời. Trong bối cảnh

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)