Đối với quan hệ Nga-NATO

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 134)

Chiến lƣợc Đông tiến của NATO là một trong những mâu thuẫn chiến lƣợc lớn nhất giữa Nga và phƣơng Tây. Nga cho rằng mở rộng NATO thực chất là mở rộng ảnh hƣởng của phƣơng Tây, thu hẹp không gian chiến lƣợc và thậm chí xâm phạm khu vực đặc quyền lợi ích của Nga. Nga phản đối quyết liệt quyết định mở rộng NATO sang phía Đông, nhƣng trên thực tế không thể làm đảo ngƣợc đƣợc tiến trình này vì về mặt pháp lý quốc tế bản thân các quốc gia Trung-Đông Âu hoàn toàn có quyền gia nhập NATO theo tính toán lợi ích của họ.

Trƣớc hết, một NATO có biên giới tiến sát nƣớc Nga có nghĩa là khu vực ảnh hƣởng của phƣơng Tây sẽ mở sang khu vực ảnh hƣởng cũ của Nga ở Trung và Đông Âu khiến Nga mất khu đệm về an ninh và thu hẹp khu vực ảnh hƣởng của Nga và có khả năng đe doạ trực tiếp đến lợi ích của nƣớc này. Nhận thức về sự lo ngại của Nga đối với việc NATO mở rộng và "chèn ép" Nga, các nƣớc NATO chủ trƣơng xoa dịu bằng cách lôi kéo Nga hội nhập vào NATO nhằm giảm thiểu sự chống đối và chuyển hoá dần Nga nhƣ mời Nga tham gia vào chƣơng trình “Đối tác vì Hoà bình,” thành lập Hội đồng thƣờng trực Nga – NATO.

Chƣơng trình Đối tác vì hoà bình với 28 nƣớc châu Âu trở thành quốc gia có quan hệ bạn bè với NATO, và nhất là đã lôi kéo đƣợc Nga tham gia là những bƣớc đi ban đầu nhằm tập hợp lực lƣợng chuẩn bị cho quá trình mở rộng đồng thời xoa dịu Nga về mặt tâm lý. Đây là thắng lợi của NATO đƣợc đánh giá là "một mũi tên bắn trúng hai đích". Tiếp đó, sau cuộc gặp gỡ cấp cao Nga-Mỹ ở Helsinki tháng 3/1997, Nga và NATO đã ký định ƣớc Nga-NATO vào ngày 27/5/1997 sau 6 vòng đàm phán khó khăn và kéo dài hơn 4 tháng. Định ƣớc có nội dung chính là xác định các nguyên tắc trong quan hệ giữa các nƣớc NATO và Nga và thành lập một cơ chế tham khảo về những quyết định và hành động chung trong vấn đề an ninh hay có lợi ích chung. Định ƣớc cũng quy định Nga

có quyền đƣa ra các ý kiến của mình đối với các quyết định hay hành động của NATO. Đồng thời, Mỹ và Tây Âu cũng có những nhƣợng bộ đối với Nga nhƣ sự trợ giúp về kinh tế (IMF hứa cho Nga vay 1,2 tỷ đôla; Mỹ và Tây Âu đồng ý để Nga tham gia câu lạc bộ Paris, WTO; Mỹ cam kết viện trợ kinh tế cho Nga), duy trì tiếng nói nhất định của Nga trong các vấn đề châu Âu và quốc tế (thành viên của G7, thành lập Hội đồng thƣờng trực Nga-NATO) để bảo vệ thể diện của Nga chống đỡ với phản ứng trong nội bộ và giúp Nga giải quyết những khó khăn về kinh tế. Tuy chƣa giải quyết đƣợc những mâu thuẫn tiềm tàng và nhũng nghi ngại về ý đồ chiến lƣợc, những bƣớc đi này cũng phần nào làm giảm căng thẳng giữa Nga và phƣơng Tây trong một thời kỳ khi nƣớc Nga cũng cần sự ủng hộ của phƣơng Tây trong phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế cũng nhƣ nỗ lực gia nhập WTO.

Định ƣớc phản ánh sự nhân nhƣợng của Nga trong cuộc thƣơng lƣợng trên thế yếu vì đây không phải là văn bản có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ. Hiệp ƣớc có hiệu lực mà không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội các nƣớc. Nga hơn nữa không có quyền phủ quyết mà chỉ đƣợc đƣa ra ý kiến đối với các quyết định và hành động của NATO. Ngay cả việc kết nạp các nƣớc thành viên Liên Xô, nhất là ba nƣớc Baltic mà Nga kịch liệt phản đối cũng không đạt đƣợc thoả thuận rõ ràng với NATO. Tổng thống Nga cảnh cáo Nga sẽ xem xét lại thoả thuận với NATO nếu NATO kết nạp các thành viên của Liên Xô, đặc biệt là ba nƣớc Baltic. Với định ƣớc Nga-NATO, Mỹ và Tây Âu đã loại bỏ đƣợc trở ngại lớn trong việc mở rộng NATO, tăng cƣờng vai trò và phạm vi ảnh hƣởng của NATO trong đó Mỹ đóng vai trò chi phối để thƣơng lƣợng nhân nhƣợng và gây sức ép với Nga.

Sau sự kiện 11/9, cơ chế NATO – 20 đƣợc hình thành, trong đó Nga có vai trò lớn hơn trong việc thảo luận các vấn đề của NATO nhƣng vẫn không có quyền phủ quyết. Nhƣ vậy, Mỹ và Tây Âu đã thành công trong việc loại bỏ đƣợc

trở ngại lớn trong việc mở rộng NATO, tăng cƣờng vai trò và phạm vi ảnh hƣởng của NATO trong đó Mỹ là trung tâm.

Đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của NATO với việc chính thức kết nạp 7 thành viên mới ( Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Romania, Slovakia and Slovenia) vào ngày 2/4/2004 nâng tổng số thành viên lên 26 nƣớc, trong đó 40% đã từng là những nƣớc nằm trong vòng ảnh hƣởng của Liên Xô trƣớc đây, đã một lần nữa vẽ lại bản đồ chiến lƣợc của NATO với biên giới đƣợc mở rộng thêm một cách tối đa tới tận biên giới nƣớc Nga. Đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử này diễn ra vào thời điểm Mỹ đang sa lầy tại Iraq, uy tín chính trị ngày càng suy giảm. Do đó với sự gia nhập của các nƣớc Trung và Đông Âu, những quốc gia tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tại Iraq sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố liên minh là trụ cột cho mối quan hệ xuyên Đại Tây Dƣơng, tái cân bằng trong NATO theo hƣớng thân Mỹ hơn, lấy lại uy tín và ảnh hƣởng chính trị của mình. Mặt khác, thu hút thêm các thành viên mới ở phía Đông vào NATO, nhƣ Ukraine chẳng hạn, một mặt sẽ góp phần quan trọng trong việc tập hợp lực lƣợng, làm giảm thiểu vai trò và ảnh hƣởng của Nga ở châu Âu và mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc này gia nhập Liên minh châu Âu, làm cho EU thêm vững mạnh, có vai trò và ảnh hƣởng ngày càng lớn hơn trên trƣờng quốc tế. Nhìn vào vị trí địa – chính trị của các thành viên mới, có thể thấy Mỹ đang khép dần vòng vây không chỉ đối với Nga từ phía biển Đen, mà cả đối với Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý từ sƣờn phía Nam.

Tình thế bất lợi này buộc Nga phải có những điều chỉnh mới mạnh mẽ hơn trong chiến lƣợc đối ngoại trên cơ sở đánh giá cụ thể tƣơng quan lực lƣợng và khả năng phát huy những tiềm lực có thể có trong đó có sức mạnh quân sự. Ngay từ năm 1995, Bộ trƣởng quốc phòng Nga đã tuyên bố: “Nếu NATO mở rộng sang phía Đông thì Nga sẽ áp dụng các biện pháp thích ứng: xem xét lại cơ sở học thuyết quân sự theo hƣớng tăng cƣờng quốc phòng và tìm các đối tác khác ở châu Á-Thái Bình Dƣơng”[61]. Tháng 12-1997, Tổng thống Nga đã phê chuẩn

“Học thuyết an ninh của Liên bang Nga”, trong đó xác định lợi ích quốc gia sống còn là củng cố và phát triển quan hệ với các nƣớc trong SNG và khẳng định việc mở rộng NATO sang phiá Đông là mối đe doạ thực sự đối với an ninh quốc gia Nga. Vì vậy, nhân tố kiềm chế chính là sức mạnh của quân đội Nga mà trụ cột của nó là lá chắn tên lửa hạt nhân của đất nƣớc. Trong trƣờng hợp có sự tấn công từ bên ngoài, đe doạ chủ quyền nƣớc Nga, gây cho Nga những tổn thất lớn, Nga có quyền đáp lại bằng những phƣơng tiện hiện có, kể cả vũ khí hạt nhân. Theo phƣơng hƣớng này, bên cạnh việc củng cố và tăng cƣờng khả năng chủ động tiến công của lực lƣợng hạt nhân chiến lƣợc, Nga chú ý hơn tới việc đẩy mạnh quan hệ với các nƣớc trong SNG. Đã có những bƣớc tiến mới trong sự phối hợp chính sách an ninh và phòng thủ, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nga với Belarus. Tháng 12- 1999, hai nƣớc đã quyết định thành lập Nhà nƣớc Liên minh. “Học thuyết Quân sự của LB Nga” ngày 5/1/2010 đã tiếp tục xác định nguy cơ an ninh bên ngoài đầu tiên đối với Nga nhƣ đã nêu ở trên là những hoạt động của NATO nhằm tiếp tục bao vây, kiềm chế Nga cùng những hoạt động khác nhằm gây mất ổn định khu vực, thu hẹp khu vực của “những lợi ích ƣu tiên” của LB Nga.

Điều chỉnh học thuyết an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Nga theo hƣớng chủ động và cứng rắn hơn đối với phƣơng Tây đã mang lại những kết quả nhất định. NATO phải khẳng định dứt khoát không bố trị vũ khí hạt nhân ở các nƣớc thành viên mới và trƣớc mắt không kết nạp các nƣớc Baltic và Ukraine.

Tóm lại, Nga trƣớc sau nhƣ một kiên quyết phản đối việc mở rộng NATO, tập trung lực lƣợng quân sự, cũng nhƣ mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO sát biên giới Nga. Nga cho rằng việc mở rộng NATO trong điều kiện khối Hiệp ƣớc Warszawa không còn tồn tại đã vi phạm nguyên tắc cân bằng chiến lƣợc, làm xuất hiện ranh giới phân chia mới ở châu Âu. Nga đặc biệt chỉ trích mạnh dự định kết nạp Ukraine và Georgia vào NATO. Lập trƣờng nguyên tắc về vấn đề mở rộng NATO đã đƣợc Lãnh đạo Nga nhiều lần khẳng định trong các phát biểu

công khai, trong Học thuyết về chính sách đối ngoại Liên bang Nga năm 2008, Học thuyết quân sự Liên bang Nga năm 2010, Chiến lƣợc an ninh quốc gia Liên bang Nga đến năm 2020. Trong khi đó, Mỹ và NATO bất chấp sự phản đối quyết liệt của Nga vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình mở rộng NATO.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)