Nghiên cứu tình huống: Quan hệ Mỹ-châu Âu trong cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 138)

hoảng Ukraine 2014

Một trong những hệ lụy lớn nhất của Chiến lƣợc mở rộng NATO về phía Đông là sự thu hẹp đáng kể các vùng đệm và đẩy biên giới NATO tiến sát tới nƣớc Nga. Mặc dù luôn "thanh minh" NATO không còn là mối de doạ với Nga, nhƣng quá trình Đông tiến của NATO đã khiến Nga lo ngại về một vòng vây đang đƣợc thắt lại xung quanh nƣớc Nga. Cùng với NATO, Mỹ cũng khuyến khích quá trình mở rộng EU, ủng hộ tiến trình dân chủ hoá trong các nƣớc trong không gian hậu Xô Viết. Đối với Mỹ và EU, “dân chủ hoá” đồng nghĩa với “thân phƣơng Tây.” Mỹ và EU cũng tích cực trợ giúp các chính phủ thân phƣơng Tây ở Georgia và Ukraine. Thực chất, xung đột tại Nam Ô-xê-tia năm 2008 và gần đây nhất là khủng hoảng Ukraine là hai ví dụ điển hình nhất về sự va chạm chiến lƣợc giữa Nga và phƣơng Tây, trong đó quá trình mở rộng NATO là một trong những tác nhân chủ yếu. Khủng hoảng tại Ukraine đầu năm 2014 và đặc biệt là việc Nga nhanh chóng sáp nhập Crimea là khủng hoảng nghiêm trọng nhất, làm rung chuyển nền tảng an ninh khu vực đã đƣợc xác lập và làm đảo lộn cục diện quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với Nga từ sau khi Chiến tranh lạnhkết thúc. Khủng hoảng Ukraine tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và tập hợp lực lƣợng giữa các nƣớc lớn.

Xét từ góc độ NATO và quan hệ với Nga, có thể nói đây là thất bại trong chiến lƣợc của NATO trong hai thập kỷ sau chiến tranh lạnh. Nhà phân tích chiến lƣợc Michael Brown trong bài báo “NATO biggest mistake" xuất bản trên Foreign Affairs tháng 5/2014, cho rằng trong 20 năm qua, NATO đã đƣợc vận

hành dựa trên 4 giả định chiến lƣợc sai lầm: Thứ nhất, phƣơng Tây cho rằng Nga không còn là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu. Thứ hai, vì cho rằng sứ mệnh phòng thủ tập thể khu vực của NATO không còn cần thiết nên NATO cần mở rộng và tìm kiếm sứ mệnh mới trên thế giới. Thứ ba, phƣơng Tây lầm tƣởng rằng Nga đã phần nào “chấp nhận” việc NATO mở rộng và không phản ứng mạnh mẽ. Thứ tƣ, phƣơng Tây tin tƣởng NATO sẽ thành công trong triển khai nhiệm vụ ổn định tình hình tại các khu vực xa xôi nhƣ Afghanistan, Iraq và Libya ”[272].

Rõ ràng là những tính toán của Mỹ và châu Âu trong việc mở rộng NATO và phản ứng của Nga đã sai lầm nghiêm trọng. Ngay cả một số lãnh đạo các nƣớc phƣơng Tây cũng phải thừa nhận “có thể hiểu đƣợc” Nga bởi vì chính phƣơng Tây đã “chèn ép” và đẩy Nga đến hành động sáp nhập Crimea vì có thể nói, Ukraine là "ranh giới đỏ" đối với sự chèn ép không gian chiến lƣợc của Nga. Nga có lợi ích sát sƣờn, có những liên hệ mật thiết về chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử ở đây. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Z. Brezinski, tác giả của cuốn "Bàn cờ lớn" đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng địa chiến lƣợc của Ukraine đối với Nga và cho rằng, nếu không có Ukraine, Nga chỉ là một cƣờng quốc châu Á, còn nếu có Ukraine, Nga là một đế chế. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nga buộc phải hành động. Cuộc chiến ở Georgia năm 2008 đã báo trƣớc giới hạn mà nƣớc Nga có thể chấp nhận trong quan hệ với phƣơng Tây. Khủng hoảng Ukraine là điểm bùng nổ của mâu thuẫn và nghi kỵ tiềm tàng về ý đồ chiến lƣợc của Mỹ đối với Nga. Nga tin rằng chính quyền Mỹ có chiến lƣợc lâu dài lôi kéo, dân chủ hóa các quốc gia Trung Đông Âu và Liên Xô trƣớc đây, áp dụng chiến thuật "đôminô" để các cuộc cách mạng lây lan ra các nƣớc lân cận. Kremlin cho rằng chiến lƣợc này tƣơng tự nhƣ cuộc chiến tại Iraq mà Mỹ muốn "dân chủ hóa" Iraq và toàn bộ khu vực Trung Đông. Các cuộc cách mạng màu ở Ukraine và các nƣớc thuộc Liên Xô trƣớc đây nhƣ Georgia là để

thiết lập các chế độ ủng hộ các lợi ích của phƣơng Tây và chống lại nền dân chủ "có chủ quyền" của Tổng thống Nga Putin.

Việc Nga sáp nhập Crimea tác động đối với nhận thức an ninh của Mỹ và châu Âu ở mức độ khác nhau. Các nƣớc thành viên EU, đặc biệt những nƣớc có biên giới với Nga, bị tác động mạnh nhất. Đối với những nƣớc nhƣ Ba Lan, Thụy điển v.v.., vốn lo ngại về Nga, coi đây là khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh lạnhkết thúc và là mối đe dọa đối với môi trƣờng an ninh khu vực. Thậm chí, trong nội bộ những nƣớc có truyền thống trung lập nhƣ Phần Lan, Thụy điển, tiếng nói ủng hộ gia nhập NATO gia tăng. Mặt khác, Đức và một số nƣớc Trung Âu tỏ thái độ "ít nhiệt tình" hơn trong áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga xuất phát từ những lo ngại về những hậu quả kinh tế đối với chính họ.

Trong khi châu Âu tiếp tục chia rẽ về các biện pháp đối phó với khủng hoảng Ukraine, Mỹ vẫn chủ trƣơng bằng mọi giá ngăn chặn sự mở rộng ảnh hƣởng của Nga sang phía Tây và việc hình thành khối Á-Âu. Tuy nhiên, nƣớc Mỹ dƣới nhiệm kỳ II của Obama chƣa sẵn sàng cho một cuộc phiêu lƣu quân sự mới do còn phải tập trung vào các vấn đề nội bộ. Chính vì vậy, Mỹ lại tiếp tục gây sức ép với các đồng minh châu Âu để chia sẻ gánh nặng trong NATO. Ngày 2/5/2014, Bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố : "28 thành viên của NATO phải tăng ngân sách dành cho quốc phòng bất chấp những khó khăn tài chính của họ để đối phó với Moscow – thử thách lâu dài đối với NATO". Bên cạnh đó, Mỹ cho rằng tình hình Ukraine đã bộc lộ rõ nhu cầu cấp thiết của châu Âu cần củng cố an ninh năng lƣợng, tầm quan trọng của việc đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ an ninh năng lƣợng của EU nhằm đa dạng hóa nguồn năng lƣợng, nhà cung cấp và khuyến khích châu Âu phát triển nguồn năng lƣợng độc lập cũng nhƣ khả năng hỗ trợ Ukraine.

Trên thực tế, khủng hoảng Ukraine đã tác động đáng kể đến chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng, châu Âu chia rẽ và không đủ sức đối phó với khủng hoảng Ukraine, tình hình Ukraine còn diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục chi phối chƣơng trình nghị sự đối ngoại của chính quyền Obama trong thời gian tới. Vì vậy, ở mức độ nào đó, những nỗ lực này sẽ ảnh hƣởng đến chính sách "xoay trục" của Mỹ. Có thể nói, khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài ở Ukraine cho thấy châu Âu vẫn là một trong khu vực chiến lƣợc trọng yếu của nƣớc Mỹ, thậm chí châu Âu lại trở thành tâm điểm chính sách của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong chuyến thăm châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Ý) gần đây (24/3-2/4/2014), Tổng thống Obama cho rằng những hành động của Nga là quan ngại nhƣng không phải là mối đe dọa lớn nhất về an ninh quốc gia đối với Mỹ; khẳng định Nga phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cần đối thoại với Ukraine. Tuy nhiên, để xoa dịu dƣ luận và quan ngại của các nƣớc, Mỹ cũng phủ nhận đây không phải là cuộc Chiến tranh lạnhmới giữa phƣơng Tây và Nga. Đồng thời, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng vệ tập thể, tái khẳng định NATO là cơ sở đảm bảo an ninh chung, do đó chính sách "xoay trục" không có nghĩa là Mỹ quay lƣng lại với các cam kết an ninh tại châu Âu. Trong Hội nghị các Bộ trƣởng Ngoại giao NATO, Mỹ khẳng định cam kết với các đồng minh ở Trung Đông Âu, tái khẳng định cam kết thực hiện điều V Hiệp ƣớc NATO, nhấn mạnh các thành viên trong liên minh NATO cần tăng chi tiêu quốc phòng, cho rằng khoảng cách về chi tiêu quốc phòng giữa Mỹ và châu Âu quát rộng.

Khủng hoảng Ukraine có tác động hết sức quan trọng đối với tập hợp lực lƣợng trên thế giới, đặc biệt là quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Trong bối cảnh Mỹ và châu Âu gia tăng các biện pháp trừng phạt và cô lập Nga, quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở châu Á nhƣ Nhật Bản, Australia, Phillipinnes bị thách thức nghiêm trọng bởi những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, Nga và Trung Quốc có nhu

cầu và lợi ích chiến lƣợc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện Nga- Trung nhằm đối trọng với Mỹ và phƣơng Tây. Có thể nói, yếu tố quan trọng nhất chi phối sự xích lại gần nhau mạnh mẽ giữa Nga và Trung Quốc là lợi ích chiến lƣợc tƣơng đồng trong việc chống Mỹ bá quyền thế giới, xây dựng một thế giới đa cực trong đó cả hai nƣớc có vị trí tƣơng xứng với sức mạnh và vai trò đang phục hồi và trỗi dậy mạnh mẽ. Khủng hoảng Ukraine cùng với tranh chấp lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng là hai tác nhân xúc tác then chốt, đƣa quan hệ Nga - Trung Quốc lên mức gần gũi nhất trong lịch sử và hai bên đều coi nhau là đối tác hợp tác chiến lƣợc quan trọng nhất.

Mặc dù còn những nghi kỵ và cạnh tranh giữa Nga và Trung Quốc, có thể thấy trong vòng ít nhất một đến hai thập kỷ tới, những điểm tƣơng đồng về lợi ích chiến lƣợc sẽ tiếp tục là cơ sở thúc đẩy quan hệ Nga Trung. Thứ nhất là song trùng lợi ích trong chiến lƣợc kiềm chế xu hƣớng bá quyền, đối trọng với Mỹ, tập hợp lực lƣợng để tăng sức mà cả trong việc tham gia xây dựng luật chơi trong một trật tự thế giới đa cực trong đó Nga và Trung Quốc là hai chủ thể chính. Thứ hai là gắn kết lợi ích kinh tế hết sức quan trọng trong lĩnh vực năng lƣợng và công nghiệp quốc phòng. Bƣớc đột phá trong quan hệ Nga-Trung về năng lƣợng và thiết bị quân sự đã đƣợc thực hiện trong chuyến thăm của Putin tới Trung Quốc tháng 5/2014 ngay khi khủng hoảng Ukraine đang tiếp diễn. Vấn đề giá cả đƣợc đàm phán trong hơn 10 năm qua đã đƣợc hoàn tất với hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, theo đó Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong 30 năm kể từ năm 2018 với giá 350 USD/1000m3, ƣu đãi hơn so với giá bán cho châu Âu là 380 USD. Nga cũng cam kết cung cấp vũ khí hiện đại nhất là máy bay tiêm kích SU-35 và hệ thống tên lửa phòng không di động S-400 bất chấp những lo ngại trƣớc đây về việc Trung Quốc đánh cắp bản quyền [270] . Thứ ba là sự ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên có lợi ích. Sự ủng hộ hay tôn trọng lợi ích của Nga ở không gian hậu Xô viết và Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng cũng là điểm lợi ích tƣơng đồng hết sức quan

trọng trong tập hợp lực lƣợng giữa Nga và Trung Quốc để đối trọng với lợi ích của Mỹ và đồng minh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dƣơng.

Một phần của tài liệu Châu âu trong chiến lược toàn cầu của mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)