Trên cơ sở xác định những lợi ích chủ yếu và mục tiêu cơ bản của Mỹ ở châu Âu sau chiến tranh lạnh, Mỹ đề ra một hƣớng chiến lƣợc đặc biệt quan trọng là chủ trƣơng mở rộng NATO. Mặc dù lý do của sự tồn tại chủ yếu của NATO không còn với sự tan rã của Liên Xô, Mỹ cho rằng cần điều chỉnh và củng cố NATO nhằm sử dụng NATO phục vụ cho những mục tiêu mới của Mỹ ở châu Âu. Mục tiêu của Mỹ trong việc mở rộng NATO vẫn là mục tiêu ban đầu nhằm "duy trì sự có mặt của Mỹ, ngăn chặn Nga và kiềm chế Đức". Mở rộng là một bộ phận trong chiến lƣợc bao trùm của Mỹ là xây dựng một châu Âu dân chủ và không chia cắt, đồng thời giúp cho Mỹ thực hiện việc tăng cƣờng chia sẻ trách nhiệm giữa các nƣớc đồng minh, tranh thủ sự hỗ trợ của các nƣớc thành viên mới trong các hoạt động của NATO.
Chủ trƣơng duy trì và mở rộng NATO, tiếp tục coi NATO là nền tảng chính sách an ninh châu Âu cũng là ƣu tiên chiến lƣợc hàng đầu của châu Âu thời kỳ sau chiến lạnh. Việc đảm bảo an ninh của Châu Âu vẫn dựa chủ yếu vào NATO, tổ chức hợp tác quân sự do Mỹ lãnh đạo. Do Mỹ là nƣớc duy nhất có khả năng
đƣơng đầu với lực lƣợng hạt nhân còn rất mạnh của nƣớc Nga, phần lớn các nƣớc châu Âu có quan điểm cần sự có mặt của Mỹ để đảm bảo cân bằng lực lƣợng ở châu Âu, ngăn ngừa khả năng trỗi dậy của nƣớc Đức, hoặc khả năng một cƣờng quốc Tây Âu nào đó vƣơn lên lãnh đạo hoặc khống chế khu vực này. Sự có mặt của quân đội và vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu là sự sống còn đối với an ninh châu Âu.
Về cơ bản, sự thống nhất trong chủ trƣơng duy trì và mở rộng NATO giữa Mỹ và đồng minh châu Âu trong NATO xuất phát từ những song trùng lợi ích chiến lƣợc.
Thứ nhất, nhiều nƣớc châu Âu đặc biệt là những nƣớc Đông Âu cũ mới gia
nhập NATO, vẫn coi Nga là một thách thức tiềm tàng đối với an ninh của mình. Vị trí địa chiến lƣợc quan trọng, tiềm năng kinh tế của Nga, sức mạnh quân sự và kho vũ khí hạt nhân của Nga cùng với những nỗ lực của Nga nhằm khôi phục vị thế và ảnh hƣởng của một nƣớc lớn, khiến cho nhân tố Nga vẫn là một nhân tố chủ chốt trong tính toán chiến lƣợc của các nƣớc Tây Âu. Về mặt an ninh truyền thống, các nƣớc châu Âu cũng nhận thức đƣợc rằng châu Âu chƣa đủ sức mạnh cũng nhƣ sự đoàn kết để có thể trở thành một lực lƣợng đối trọng và kiềm chế Nga có hiệu quả. Chính vì vậy, sự có mặt và cam kết của Mỹ thông qua cơ chế NATO vẫn tiếp tục có tính chất thiết yếu đối với Tây Âu.
Thứ hai, việc duy trì và mở rộng NATO đƣợc coi là một phƣơng cách hữu hiệu để các nƣớc châu Âu có thể đối phó với những thách thức mới nảy sinh từ các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ đang có nguy cơ lan rộng ở châu Âu. Cuộc chiến tại Nam Tƣ cũ và đặc biệt là cuộc chiến Kosovo cho thấy châu Âu vẫn không có tiếng nói thống nhất và vai trò chủ động ngay cả trong những vấn đề an ninh quan trọng của châu Âu. Trong cuộc chiến Bosnia, Mỹ đã tỏ ra do dự và nhƣờng vai trò đi đầu cho Tây Âu nhƣng Tây Âu đã không tự giải quyết đƣợc công việc của mình và cuối cùng phải nhờ đến vai trò của Mỹ mới
đạt đƣợc Hiệp định Dayton năm 1995. Đến tháng 3/1999, Tây Âu một lần nữa ở thế thụ động, còn Mỹ đã nắm vai trò đầu tầu và chủ đạo trong toàn bộ chiến dịch Kosovo của NATO. Điều này cho thấy sự yếu kém của Tây Âu trong việc đối phó với các thách thức mới nảy sinh và nhu cầu cần có sự hiện diện và tham gia của Mỹ đối với an ninh khu vực.
Thứ ba, duy trì và mở rộng NATO sẽ giúp cho Tây Âu hạn chế và ngăn chặn các mâu thuẫn trong nội bộ các nƣớc Tây Âu, một tập hợp gồm nhiều quốc gia dân tộc lâu đời có chủ quyền. Mỗi quốc gia đều có sức mạnh kinh tế, đặc điểm văn hoá, tình hình chính trị xã hội cùng nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, trong nội bộ Tây Âu đã và sẽ luôn tồn tại những khác biệt và bất đồng về lợi ích. Từ bất đồng giữa các nƣớc thành viên lớn giàu có hơn và các thành viên nhỏ nghèo hơn đến mâu thuẫn giữa các nƣớc lớn Anh, Pháp, Đức, Ý. Do đó Tây Âu tiếp tục cần có sự hiện diện của Mỹ để đóng vai trò cân bằng lực lƣợng giữa các nƣớc thành viên nhƣ “ngƣời bảo hộ, nhân tố then chốt trong việc xây dựng một trật tự liên quốc gia ở Tây Âu, nếu không dẹp đƣợc thì chí ít cũng làm dịu đi các mối xung đột lâu đời và định hình các điều kiện hợp tác”[56; tr.51-52].