Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 87)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.2.Nguyên nhân thực trạng

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình có thể thấy do một số nguyên nhân sau:

2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin, sự hội nhập quốc tế sâu rộng giúp cho HS có cơ hội tiếp cận với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều luồng thông tin, nhiều luồng văn hóa khác nhau làm phong phú thêm sự hiểu biết của HS. Song mặt trái của nó là những thông tin có hại, thiếu văn hóa cũng có sức hấp đẫn lôi kéo mọi người nhất là lứa tuổi HS THPT. Trường THPT Lê Quý Đôn là một trường lớn ở trung tâm Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh do vậy HS của trường chịu sự tác động ảnh hưởng không nhỏ của mặt trái nền kinh tế thị trường, mặt trái của sự bùng nổ thông tin. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS của trường.

- Do các cấp lãnh đạo cũng như dư luận xã hội và nhà trường còn coi trọng chất lượng giáo dục văn hóa. Vì vậy nội dung giáo dục thường thiên về dạy chữ, dạy để HS thi tốt nghiệp, đại học mà chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục lối sống, hành vi giao tiếp ứng xử của học sinh. Hình thức giáo dục chưa đa dạng phong phú chủ yếu diễn ra trên lớp học, học sinh không có điều kiện để rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa để trở thành thói quen trong giao tiếp hàng ngày.

- Do nhận thức chưa đầy đủ, còn nặng về tư tưởng giáo dục theo lối cũ coi trọng vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh nên một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp giáo dục phù hợp, sử dụng quyền lực của người thầy để áp đặt đe nẹt, người học vào khuôn phép, thiên về về trách phạt kỷ luật thiếu sự cảm hóa chia sẻ thuyết phục, thậm chí có lời ăn tiếng nói chưa đúng mực, chưa thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo trong hành vi giao tiếp ứng xử của mình dẫn đến việc giáo dục HVGTCVH cho HS không đạt mục tiêu, hiệu quả mong muốn mà đôi khi có tác dụng ngược lại.

- Do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình đến hành vi giao tiếp của con em. Đặc biệt là sự thiếu gương mẫu trong giao tiếp hàng ngày của một số bậc cha mẹ dẫn đến con cái dễ học theo những thói quen giao tiếp thiếu văn hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Do HS thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa.

- Do lứa tuổi học sinh THPT có nhu cầu giao tiếp rất lớn, với đặc điểm tâm lý thích tự khẳng định mình. Mặt khác HS ở lứa tuổi này lại ít có khả năng biết tự kiềm chế nên rất dễ bị kích động lôi kéo vào những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa.

- Do CBQL, giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò chủ động của nhà trường trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa đặt ngang tầm với việc giáo dục văn hóa. Nguyên nhân này dẫn đến công tác tuyên truyền giáo dục, công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài đặc biệt là với phụ huynh còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.

Kết luận chƣơng 2

Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục HVGTCVH ở trường THPT Lê Quý Đôn cho thấy nhà trường đã nhận thức được vai trò tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Nhà trường cũng đã chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, có nhiều biện pháp để quản lý giáo dục hành vi giao tiếp cho HS. Học sinh của nhà trường đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện các quy định của nhà trường về kỷ cương nề nếp, về hành vi cử chỉ chuẩn mực trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè ở nhà trường. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường, hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ HS. Điều này đòi hỏi nhà trường phải căn cứ thực trạng, có nhận thức đúng đắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để có các giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS nhà trường.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng, cho thấy đã có cơ sở để xây dựng một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN -

TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 87)