8. Cấu trúc luận văn
1.2.6. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT
1.2.6.1. Đặc điểm giao tiếp của HS THPT
- Giao tiếp với nhóm bạn chiếm vị trí lớn trong các mối quan hệ của các em. - Mong muốn được tôn trọng, đối xử bình đẳng trong nhóm.
- Nhu cầu tự lập phát triển, tự khẳng định mình.
- Chịu sự tác động của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc định hướng các giá trị chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giao tiếp.
- Nhu cầu và phạm vi giao tiếp mở rộng hơn so với THCS.
Như vậy có thể thấy nhu cầu giao tiếp của HS THPT mở rộng hơn song cũng có chiều sâu hơn so với THCS. Việc giao tiếp trong nhóm bạn có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các em, giúp các em mở rộng các mối quan hệ giao tiếp, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giúp các em phát triển khả năng nhận thức về người khác, về bản thân, khả năng tự ý thức bản thân.
1.2.6.2. Mục tiêu của giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT
- Cung cấp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các chuẩn mực xã hội và các chuẩn mực đã được quy định, nắm được các quy tắc thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa đã được xã hội thừa nhận trên cơ sở đó giúp các em hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách đạo đức phù hợp với thuần phong, mỹ tục truyền thống của dân tộc đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Trên cơ sở những hiểu biết về chuẩn mực xã hội, các quy tắc giao tiếp giúp học sinh khơi dậy những tình cảm, niềm tin, nhu cầu thực hiện các chuẩn mực giao tiếp từ đó có thái độ hành vi giao tiếp đúng mực trong các mối quan hệ hàng ngày và trong các điều kiện hoàn cảnh, môi trường, đối tượng giao tiếp cụ thể.
- Giáo dục cho học sinh có thói quen, kỹ năng trong hành vi giao tiếp có văn hóa phù hợp với chuẩn mực xã hội. Học sinh được giáo dục thường xuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liên tục và đa dạng các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa dần dần tạo thành thói quen mang tính bền vững. Từ đó hình thành và phát triển nhân cách học sinh, xây dựng một môi trường văn hóa học đường lành mạnh.
1.2.6.3. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT
Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT thực chất là giáo dục đạo đức - nhân cách vì vậy giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT là hoạt động có mục đích, có nội dung kế hoạch có phương pháp cụ thể nhằm biến những chuẩn mực giao tiếp được xã hội thừa nhận và quy định thành những thói quen trong hành vi giao tiếp của học sinh THPT.
- Mục đích giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh:
Về nhận thức: Học sinh có sự hiểu biết về các chuẩn mực hành vi giao tiếp phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT đã được xã hội thừa nhận và đã được pháp luật quy định thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, thông qua các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa các em với các thầy cô giáo và nhà trường, với người thân trong gia đình, với bạn bè và với các quan hệ khác trong lớp, trong trường trong cộng đồng, với công việc học tập và các hoạt động khác ở trong và ngoài nhà trường.
Về kỹ năng, hành vi: Học sinh từng bước hình thành và phát triển các kỹ năng, hành vi giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực đã hiểu biết, đồng thời biết lựa chọn và thực hiện các hành vi giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực trong các tình huống cụ thể ở nhà trường, gia đình và xã hội. Hình thành thói quen điều chỉnh các hành vi giao tiếp trong các hoạt động và trong các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, chữ viết và các cử chỉ điệu bộ, cách ăn mặc của bản thân. Có niềm tin và nhu cầu trong việc thực hiện các hành vi cử chỉ, lời nói có văn hóa phù hợp với chuẩn mực xã hội. Có tình cảm, thân thiện và tôn trọng biết đối với thầy cô, ông bà cha mẹ anh chị em và bạn bè. Biết quan tâm chia sẻ với mọi người, thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thiện và có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung. Có thái độ ủng hộ với những hành vi giao tiếp có văn hóa và phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa trong nhà trường, ở gia đình, ngoài xã hội
- Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh:
Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS THPT đó là giáo dục cho học sinh các chuẩn mực trong quan hệ giao tiếp với thầy cô giáo, với cha mẹ anh chị em trong gia đình, với người lớn tuổi, với bạn bè. Giáo dục các chuẩn mực trong quan hệ với bản thân và với môi trường xung quanh.
Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh tập trung chủ yếu vào các chuẩn mực cơ bản sau:
+ Biết chào hỏi, tạm biệt khi gặp gỡ hoặc chia tay với người khác.
+ Biết nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ hoặc chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn.
+ Biết lễ phép, xin phép, biết thưa gửi xưng hô chuẩn mực với thầy, cô; với cha mẹ và với người lớn tuổi. Xưng hô với bạn bè và các em nhỏ đúng mực.
+ Biết xin lỗi khi làm phiền người khác.
+ Biết nói lời yêu cầu đề nghị với thầy cô, với gia đình, với bạn bè và người lớn tuổi khi cần được giúp đỡ.
+ Biết nói lời hay (không nói tục, chửi bậy dùng từ đệm, từ lóng học đường). + Biết sử dụng điện thoại và facebook để giao tiếp một cách có văn hóa + Biết cảm thông và chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của người khác. + Biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
+ Biết giữ gìn và bảo vệ tài sản nhà trường, nơi công cộng. Biết giữ vệ sinh môi trường không xả rác bừa bãi.
+ Biết đoàn kết với bạn bè, biết sống trung thực thẳng thắn, không nói dối hay lừa dối người khác.
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn mặc đầu tóc đúng quy định.
+ Biết từ chối và phòng tránh được các nguy cơ khi bị lôi kéo tham gia các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Biết tự trọng và biết tôn trọng người khác.
- Phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh: Nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: tuyên truyền, giáo dục, giảng giải, tranh luận, thảo luận, đàm thoại, khuyên răn, kể chuyện
Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen...
Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, tạo dư luận.
- Các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT: Các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS rất phong phú và đa dạng nhưng chủ yếu là các hình thức cơ bản sau:
+ Hình thức giáo dục HVGTCVH cho HS qua việc tuyên truyền giáo dục trong các giờ dạy trên lớp của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giảng dạy tích hợp lồng ghép của các tiết học, môn học đặc biệt là các môn học có thế mạnh như GDCD, văn học, lịch sử... Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục HVGTCVH cho HS ngay trong các giờ dạy trên lớp với vai trò chỉ đường dẫn lối của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Thông qua việc truyền thụ kiến thức, qua việc giáo dục thường xuyên các HVGTCVH ngay trong giờ giảng dạy, qua sự khéo léo và chuẩn mực trong giao tiếp của giáo viên thực sự trở thành tấm gương để các em noi theo học tập dần dần hình thành thói quen trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô, với môi trường phù hợp với chuẩn mực xã hội đã được quy định.
+ Hình thức giáo dục HVGTCVH cho HS qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, mở phòng tư vấn... Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm giúp cho HS có nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của các hoạt động theo từng chủ điểm, giúp các em hình thành tư tưởng, tình cảm, hứng thú trong hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ đó hình thành thói quen giao tiếp chuẩn mực có văn hóa. Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn tâm lý giúp cho các em có cơ hội trải nghiệm các tình huống giao tiếp có văn hóa, hoạt động tư vấn giúp các em tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải trong giao tiếp hàng ngày từ đó có hành vi giao tiếp chuẩn mực trong cuộc sống.
+ Hình thức giáo dục HVGTCVH cho HS qua sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình và các lực lượng xã hội khác trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt, gia đình và các lực lượng xã hội khác giữ vai trò đồng hành trong việc giáo dục HVGTCVH cho HS.
+ Hình thức giáo dục HVGTCVH cho HS thông qua việc xây dựng cảnh quan môi trường có văn hóa, có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Các băng biển khẩu hiệu về giao tiếp có văn hóa cho HS được trang trí hợp lý trong khuôn viên nhà trường, trong mỗi lớp học hàng ngày sẽ giúp học sinh thường xuyên được tiếp cận từ đó dần hình thành thói quen trong giao tiếp có văn hóa.
Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT có nhiều hình thức đa dạng phong phú nhưng cốt lõi vẫn phải đạt tới mục đích biến thành quá trình tự giáo dục. Hành vi giao tiếp có văn hóa phải trở thành thói quen thực hiện của học sinh một cách chủ động và tự giác trong các mối quan hệ giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bè bạn, với người thân trong gia đình, với mọi người trong xã hội, từ đó hoàn thiện nhân cách của bản thân.