8. Cấu trúc luận văn
2.5.1. Đánh giá thực trạng
Trong những năm qua trường THPT Lê Quý Đôn đã chú trọng đến việc giáo dục HVGTCVH cho học sinh của nhà trường. Nhiều hình thức và biện pháp đã được nhà trường áp dụng trong công tác quản lý nhằm giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Học sinh của nhà trường về cơ bản có ý thức, có hành vi giao tiếp với thầy cô, với bạn bè, với gia đình và người thân phù hợp với chuẩn mực. Kết quả của việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh được minh chứng qua kết quả giáo dục đạo đức, tỷ lệ hạnh kiểm khá tốt hàng năm cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh còn vi phạm các chuẩn mực trong giao tiếp mà biểu hiện chính là sử dụng ngôn ngữ, cách thức ăn mặc, điệu bộ cử chỉ thiếu văn hóa. Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, với người lớn tuổi, với cha mẹ; hiện tượng học sinh dùng các từ đệm từ lóng trong giao tiếp với bạn bè, hiện tượng vô cảm với những hành vi giao tiếp ứng xử thiếu văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hóa vẫn còn tồn tại ở một bộ phận học sinh khiến nhà trường, thầy cô và gia đình cũng như xã hội trăn trở lo ngại.
Qua việc khảo sát CBQL, giáo viên, phụ huynh và học sinh cũng như qua thực tế công tác quản lý ở nhà trường có thể đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của nhà trường như sau:
- Vấn đề xây dựng các quy định về hành vi giao tiếp đối với học sinh đã được nhà trường thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh được xây dựng nằm trong kế hoạch xây dựng kỷ cương nề nếp giáo dục đạo đức cho học sinh hàng năm. Tuy nhiên vẫn còn một số hành vi giao tiếp chưa được cụ thể trong quy định còn mang tính chung chung.
- Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh thực hiện chưa tốt, việc phân công trách nhiệm đôi khi còn chưa cụ thể, còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các lực lượng đã được nhà trường triển khai thực hiện, song nhìn chung sự phối hợp chưa đồng bộ chưa nhịp nhàng và thống nhất giữa các bộ phận, các lực lượng tham gia.
- Nội dung và các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp đã được chú trọng song còn chưa phong phú đa dạng có sức cuốn hút học sinh. Hình thức cơ bản được nhà trường thực hiện thường xuyên là phổ biến các nội quy, quy định qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp. Các hình thức khác đặc biệt là hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cho học sinh hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa thực hiện chưa tốt, chưa thường xuyên.
- Các phương pháp giáo dục HVGTCVH cho học sinh còn chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao, còn nặng về sử dụng phương pháp kích thích hoạt động như khen thưởng, kỷ luật, trách phạt chưa chú ý nhiều đến phương pháp rèn luyện giao việc, tập thói quen hay phương pháp khuyên răn giảng giải cảm hóa học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhà trường, Đoàn trường đã xây dựng được tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng giữa các tập thể lớp, các cá nhân thực hiện tốt nội quy nề nếp có ý thức tự quản có thói quen trong thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa. Việc kiểm tra uốn nắn những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh đã được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên việc đánh giá đôi khi còn qua loa, một số hành vi giao tiếp chưa được quan tâm kiểm tra đánh giá đúng mức.
- Nhiều GVCN, giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GVCN, giáo viên bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh.
- Đoàn Thanh niên nhà trường đã tổ chức một số hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục hành vi giao tiếp cho HS. Song nhìn chung các nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú đa dạng, chưa thể hiện rõ vai trò của Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh. Sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và GVCN chưa tốt.
- Ý thức thực hiện các hành vi giao tiếp chuẩn mực của một bộ phận học sinh còn chưa tốt, chưa trở thành thói quen trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt là một số hành vi giao tiếp còn chưa được nhà trường, gia đình, thường xuyên quan tâm giáo dục và chưa được bản thân học sinh chú tâm rèn luyện đó là việc sử dụng điện thoại, sử dụng mạng xã hội để giao tiếp có văn hóa; hành vi biết xin lỗi khi làm phiền người khác; hành vi biết nói lời đề nghị đúng mực.