8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
kiểm tra đánh giá của nhà trường
Qua khảo sát 80 CBQL, giáo viên của nhà trường về công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trường, chúng tôi thu được kết quả sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.12: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của nhà trƣờng
TT Nội dung công việc
Mức độ (%) Làm tốt Làm chƣa tốt Không làm SL TL SL TL SL TL 1 Xây dựng được các quy định về chuẩn mực hành vi
giao tiếp đối với học sinh 64 80,0 16 20,0 0 0,0 2 Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch
giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh 52 65,0 28 35,0 0 0,0 3 Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng
bộ phận 47 58,8 33 41,2 0 0,0
4
Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh
53 66,3 27 33,7 0 0,0
5 Xây dựng được các tiêu chí thi đua khen thưởng đối với
tập thể và cá nhân có hành vi giao tiếp chuẩn mực 46 57,5 34 42,5 0 0,0 6
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, uốn nắn, nhắc nhở điều chỉnh hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh kịp thời
60 75,0 20 25,0 0 0,0
7
Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh.
54 67,5 26 32,5 0 0,0
8
Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh
33 41,3 47 58,7 0 0,0
9
Tổ chức tốt việc dạy lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa qua các môn học đặc biệt là môn xã hội, môn GDCD
40 50,0 40 50,0 0 0,0
10 Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời 47 58,8 33 41,2 0 0,0 Qua số liệu bảng 2.12 cho thấy có việc xây dựng quy định về chuẩn mực HVGTCVH đã làm tương đối tốt có 80% CBQL và giáo viên nhà trường cho rằng nhà trường đã làm tốt. Trong thực tế nhà trường đã căn cứ vào các nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy, quy định của điều lệ nhà trường xây dựng những quy định về nề nếp cần phải thực hiện đối với học sinh của nhà trường. Trong nội quy nề nếp đã có những yêu cầu về ăn mặc, về đạo đức tác phong, lối sống đối với học sinh có các nội dung quy định đến HVGTCVH.
Về vấn đề xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục HVGTCVH cho học sinh có 75% ý kiến cho rằng đã làm tốt. Việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giáo dục HVGTCVH cho học sinh được xây dựng hàng năm, mục tiêu kế hoạch được cụ thể hóa từng nội dung trong kế hoạch giáo dục nề nếp, xây dựng kỷ cương học đường của nhà trường. Kế hoạch giáo dục HVGTCVH cho HS mới chỉ được xây dựng trong kế hoạch chung về giáo dục đạo đức.
Về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung làm tốt mới ở mức độ trung bình không cao. Tỷ lệ phần trăm cho rằng làm chưa tốt ở một số nội dung còn cao điển hình là: việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh có 58,7% ý kiến cho rằng làm chưa tốt; việc tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa qua các môn học đặc biệt là môn xã hội, môn GDCD có 50% ý kiến cho rằng làm chưa tốt; việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận còn 41,2% cho rằng chưa tốt; việc xây dựng được các tiêu chí thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có hành vi giao tiếp chuẩn mực còn có 42,5% cho rằng chưa tốt.
Về công tác kiểm tra đánh giá, giám sát, uốn nắn, nhắc nhở điều chỉnh hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh kịp thời được thực hiện tương đối tốt (75%),
Như vậy nhìn chung nhà trường mới làm tương đối tốt công tác xây dựng kế hoạch và kiểm tra đánh giá, công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện làm chưa tốt trong việc quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh.
Tiến hành khảo sát 200 phụ huynh xem việc nắm bắt được các chủ trương, các nội quy quy định về hành vi giao tiếp cũng như nắm bắt kịp thời được những biểu hiện hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa của con em mình như thế nào để từ đó thấy rõ hiệu quả của công tác tổ chức tuyên truyền giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của nhà trường và thu được kết quả sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.13: Những địa chỉ giúp phụ huynh nắm bắt chủ trƣơng, nội quy quy định và nắm đƣợc việc thực hiện HVGTCVH của con em
TT Nội dung
Hiểu biết chủ trƣơng, nội quy, quy
định về hành vi giao tiếp của học sinh
Biết việc thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa của
con em mình Có Không Có Không
1 Từ Ban giám hiệu 85,0 15,0 75,0 25,0
2 Từ giáo viên chủ nhiệm 95,0 5,0 95,0 5,0
3 Từ giáo viên bộ môn 60,0 40,0 65,0 35,0
4 Từ các cuộc họp phụ huynh của
nhà trường 100,0 0,0 100,0 0,0
5 Từ con em mình 85,0 15,0 85,0 15,0
6 Từ bạn bè của con em mình 60,0 40,0 65,0 35,0
7 Từ phụ huynh khác 60,0 40,0 55,0 45,0
8 Từ chính quyền, đoàn thể địa phương 55,0 45,0 65,0 35,0 9 Từ các phương tiện thông tin khác 60,0 40,0 55,0 45,0 Qua bảng 2.13 cho thấy phụ huynh học sinh nắm bắt được các chủ trương, các nội quy quy định về hành vi giao tiếp có văn hóa đối với học sinh của nhà trường đồng thời nắm bắt kịp thời quá trình rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa của con em mình chủ yếu qua các cuộc họp phụ huynh của nhà trường (hiểu biết quy định 100%, biết việc thực hiện của con em 100%); Từ giáo viên chủ nhiệm (hiểu biết quy định 95%, biết việc thực hiện của con em 95%); Từ ban giám hiệu (hiểu biết quy định 85% biết việc thực hiện của con em 75%) điều này chứng tỏ nhà trường chủ yếu tuyên truyền phổ biến từ BGH, từ GVCN thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, cuối học kỳ và cuối năm. Mặt khác phụ huynh cũng hiểu biết nội quy từ chính con em mình (85%) và biết việc thực hiện của con em mình (85%), điều này chứng tỏ nhà trường cũng đã tăng cường khâu tuyên truyền giáo dục thực hiện HVGTCVH đối với học sinh, về cơ bản học sinh nắm được các nội quy quy định của nhà trường và truyền đạt tới phụ huynh đồng thời cũng khẳng định phụ huynh nắm được hành vi giao tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của con em qua việc thường xuyên theo dõi giám sát việc thực hiện hành vi giao tiếp của con em mình. Đây chính là những điểm mà nhà trường cần phát huy trong công tác quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó các nội dung còn lại có tỷ lệ phụ huynh không biết còn cao cho thấy nhà trường chưa chú trọng đến công tác tổ chức tuyên truyền qua đội ngũ giáo viên bộ môn, qua các phương tiện thông tin khác như trang web của nhà trường...
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục HVGTCVH của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường:
Tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh của giáo viên qua khảo sát lấy ý kiến giáo viên và thu được kết quả sau:
Bảng 2.14: Thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh của giáo viên trong nhà trƣờng( số liệu khảo sát 80 người)
TT Nội dung công việc
Mức độ (%) Làm tốt Làm chƣa tốt Không làm SL TL SL TL SL TL 1
Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở uốn nắn hành vi giao tiếp của học sinh trong giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt lớp
60 75,0 20 25,0 0 0,0
2 Phản ánh kịp thời với GVCN và nhà trường về
những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh 60 75,0 20 25,0 0 0,0 3 Trao đổi kịp thời với phụ huynh về hành vi giao
tiếp lệch chuẩn của học sinh 48 60,0 32 40,0 0 0,0 4 Mời phụ huynh gặp giáo viên hoặc nhà trường khi
học sinh có hành vi giao tiếp lệch chuẩn 54 67,5 26 32,5 0 0,0
5
Khen thưởng động viên kịp thời những hành vi giao tiếp có văn hóa đồng thời phê bình kỷ luật kịp thời những học sinh có hành vi giao tiếp lệch chuẩn
48 60,0 32 40,0 0 0,0
6
Xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản trong mọi hành vi giao tiếp của cá nhân, của tập thể lớp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh.
44 55,0 36 45,0 0 0,0
7 Luôn chuẩn mực gương mẫu trong mọi hành vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy một số nội dung đã được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thực hiện khá tốt như: Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở uốn nắn hành vi giao tiếp của học sinh trong giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt lớp (75%); Phản ánh kịp thời với GVCN và nhà trường về những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh (75%); Luôn chuẩn mực gương mẫu trong mọi hành vi giao tiếp,thực sự là tấm gương sáng cho học sinh (72,5%).
Tuy nhiên các nội dung trên vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng làm chưa tốt: Thấp nhất là nội dung thường xuyên giáo dục, nhắc nhở uốn nắn hành vi giao tiếp của học sinh trong giờ dạy văn hóa trên lớp, trong các giờ sinh hoạt lớp cũng có 25% cho rằng làm chưa tốt. Thực tế qua theo dõi kiểm tra của nhà trường vẫn có một bộ phận giáo viên lên lớp chỉ dạy chữ ít chú ý đến việc dạy người đến việc uốn nắn giáo dục lời ăn tiếng nói, đến cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp, đến cách ăn mặc của học sinh, một số giáo viên chủ nhiệm chưa chú trọng đến việc uốn nắn nhắc nhở thường xuyên các hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh mà chỉ trách phạt kỷ luật học sinh vi phạm. Nội dung xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản trong mọi hành vi giao tiếp của cá nhân, của tập thể lớp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh còn có 45% ý kiến cho rằng làm chưa tốt. Thực tế nhà trường cũng nhận thấy việc xây dựng tập thể tự quản, biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục của nhiều giáo viên chủ nhiệm làm chưa tốt, còn nặng về trách phạt, mời phụ huynh, đình chỉ học. Về chuẩn mực gương mẫu trong hành vi giao tiếp của giáo viên, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh vẫn còn 27,5% ý kiến cho rằng làm chưa tốt, kết quả này tương đối phù hợp với sự khảo sát đánh giá trong phần nguyên nhân học sinh có hành vi giao tiếp lệch chuẩn. Thực tế nhà trường cũng nhìn nhận có một số giáo viên chưa chuẩn mực trong cách ăn mặc, chưa chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói đối với học sinh gây tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Qua phân tích trên cho thấy việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh của giáo viên yuy có thực hiện song mức độ làm chưa tốt còn cao đòi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hỏi nhà trường phải có biện pháp quản lý giáo dục tuyên truyền đối với đội ngũ giáo viên, xây dựng quy định về chuẩn mực đối với giáo viên, có phương pháp quản lý đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.