Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hành

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 112)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.8. Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hành

giao tiếp có văn hóa cho học sinh

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp CBQL, giáo viên, phụ huynh nắm bắt được những ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong quá trình giao tiếp hàng ngày, nắm bắt được thực trạng những hành vi giao tiếp mà học sinh còn thực hiện chưa chuẩn mực để kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân, bổ sung điều chỉnh biện pháp giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

- Qua kiểm tra thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường, của giáo viên để kịp thời điều chỉnh biện pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả trong công tác giáo dục HVGTCVH cho học sinh.

- Động viên khuyến khích kịp thời các tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác giáo dục HVGTCVH cho HS. Động viên khích lệ được các tập thể lớp, các cá nhân HS có hành vi giao tiếp chuẩn mực có văn hóa đồng thời kịp thời phê phán các tập thể cá nhân thực hiện chưa tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 102 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất về việc thực hiện giáo dục HVGTCVH cho học sinh của các lực lượng tham gia.

- Đánh giá công bằng, chính xác, khách quan về việc thực hiện HVGTCVH của cá nhân mỗi HS, của tập thể lớp trên các phương diện ý thức thái độ, kết quả đạt được.

- Đánh giá công bằng, chính xác, khách quan về việc giáo dục HVGTCVH cho HS của các lực lượng tham gia làm công tác giáo dục trên các phương diện ý thức, thái độ, biện pháp thực hiện và hiệu quả đạt được.

3.2.8.3. Cách tiến hành

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hành vi giao tiếp của học sinh qua việc theo dõi sổ đầu bài hàng tuần của các lớp từ đó đánh giá được thực trạng việc thực hiện hành vi giao tiếp của học sinh các lớp trong từng tiết dạy của giáo viên, qua đó đánh giá được hiệu quả quản lý giáo dục hành vi giao tiếp của giáo viên bộ môn, GVCN.

- Hàng tháng họp giao ban chủ nhiệm nắm bắt kịp thời phản ánh tình hình thực hiên hành vi giao tiếp của các lớp qua sự theo dõi nắm bắt của GVCN. Kiểm tra thường xuyên sổ chủ nhiệm của giáo viên để nắm bắt mức độ quan tâm cập nhật, giáo dục, uốn nắn những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh lớp mình phụ trách, các biện pháp giáo dục đã làm để giáo dục HVGTCVH cho học sinh.

- Tăng cường công tác kiểm tra dự giờ của giáo viên, đặc biệt là các môn GDCD và một số môn xã hội khác. Qua việc dự giờ đánh giá được được thực trạng hành vi giao tiếp của HS trong một giờ học, đánh giá được mức độ tích hợp lồng ghép giáo dục HVGTCVH của giáo viên. Từ đó đánh giá được hiệu quả giảng dạy HVGTCVH của môn GDCD, hiệu quả giáo dục HVGTCVH cho HS của GVCN, giáo viên bộ môn, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 103 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, công tác tổ chức các hoạt động, công tác kiểm tra đánh giá xếp loại thi đua của Đoàn thanh niên về giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh để có những biện pháp điều chỉnh bổ sung kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng, hàng kỳ của GVCN trên cơ sở dựa vào tiêu chí đánh giá của thông tư 58, chú ý xem xét hạnh kiểm của những học sinh thường xuyên có những hành vi giao tiếp lệch chuẩn.

- Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn, điều chỉnh các hành vi chuẩn mực trong giao tiếp, trong ứng xử, ăn mặc, lối sống của cán bộ giáo viên để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chuẩn mực giao tiếp cho học sinh noi theo.

- Kiểm tra nắm bắt kịp thời thói quen trong hành vi giao tiếp của học sinh cũng như chuẩn mực trong giao tiếp của giáo viên qua việc tìm hiểu trên mạng xã hội, qua việc tìm hiểu những phản ánh của học sinh qua hòm thư góp ý để có biện pháp giáo dục kịp thời.

- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục HVGTCVH của các lực lượng tham gia giáo dục, kết quả việc thực hiện chuẩn mực giao tiếp của học sinh, của tập thể lớp động viên khen thưởng, nhân rộng điển hình những tập thể cá nhân thực hiện tốt. Phê bình, kỷ luật kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phải xây dựng được quy định về hành vi giao tiếp có văn hóa đối với HS và quy định về chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử đối với nhà giáo. Gắn kết được việc thực hiện HVGTCVH với các tiêu chí đánh giá hạnh kiểm của học sinh.

- Nhà trường xây dựng được quy chế hoạt động và quy chế phối hợp của từng tổ chức, cá nhân trong đơn vị trong giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh.

- Xây dựng được tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng về mặt giáo dục HVGTCVH cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 104 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)