Thực trạng về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT Lê

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Thực trạng về hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh THPT Lê

Quý Đôn

2.2.2.1. Đánh giá về việc thực hiện HVGTCVH của học sinh

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 80 CBQL và giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn về việc thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh nhà trường và thu được kết quả sau:

Bảng 2.8: Thực trạng việc thực hiện HVGTCVH của học sinh nhà trƣờng

TT Chuẩn mực

hành vi giao tiếp có văn hóa

Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ

1 Hành vi biết nói lời cảm ơn 57,5 30,0 12,5 0,0 2 Hành vi chào hỏi, tạm biệt khi gặp gỡ,

chia tay 60,0 30,0 10,0 0,0

3 Hành vi biết lễ phép, xin phép, biết thưa

gửi, xưng hô chuẩn mực 72,5 20,0 7,5 0,0

4 Hành vi xin lỗi 45,0 42,5 12,5 0,0

5 Hành vi nói lời yêu cầu đề nghị 27,5 47,5 12,5 12,5 6 Hành vi nói lời hay(không nói tục, chửi bậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TT Chuẩn mực

hành vi giao tiếp có văn hóa

Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ

7 Hành vi sử dụng điện thoại, facebook để

giao tiếp có văn hóa 37,5 42,5 12,5 7,5

8 Hành vi biết cảm thông chia sẻ niềm vui,

nỗi buồn của người khác 57,5 40,0 2,5 0,0

9 Hành vi giúp đỡ người khác khi gặp khó

khăn 57,5 37,5 5,0 0,0

10 Hành vi biết giữ gìn và bảo vệ tài sản,

biết giữ gìn vệ sinh môi trường 60,0 37,5 2,5 0,0 11 Hành vi thể hiện sự đoàn kết, trung thực,

thẳng thắn, biết giữ lời hứa 62,5 35,0 2,5 0,0 12 Hành vi giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn mặc,

đầu tóc đúng quy định có văn hóa 90,0 7,5 2,5 0,0 13 Hành vi biết từ chối và phòng tránh các

nguy cơ 67,5 27,5 5,0 0,0

14 Hành vi biết tự trọng và biết tôn trọng

người khác 70,0 20,0 10,0 0,0

Như vậy qua đánh giá của CBQL và giáo viên của nhà trường thì một số chuẩn mực hành vi giao tiếp được học sinh THPT Lê Quý Đôn thực hiện thường xuyên với tỷ lệ cao đó là: hành vi giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn mặc, đầu tóc đúng quy định có văn hóa (90%); hành vi biết lễ phép, xin phép, biết thưa gửi, xưng hô chuẩn mực (72,5%); hành vi nói lời hay (65%); hành vi biết tự trọng và biết tôn trọng người khác (70%). Các hành vi biết nói lời cảm ơn, hành vi chào hỏi; hành vi biết cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của người khác; hành vi giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn; hành vi biết giữ gìn và bảo vệ tài sản, biết giữ gìn vệ sinh môi trường; hành vi thể hiện sự đoàn kết, trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thực, thẳng thắn, biết giữ lời hứa; hành vi biết từ chối và phòng tránh các nguy cơ đều có tỷ lệ học sinh thường xuyên thực hiện trên 50%.

Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy còn một bộ phận không nhỏ học sinh thực hiện các chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa một cách thường xuyên thấp mà chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện hoặc hiếm khi thực hiện thậm chí chưa bao giờ thực hiện. Đó là: Hành vi xin lỗi có 45% thường xuyên, 42,5% thỉnh thoảng thực hiện, 12,5% hiếm khi thực hiện; Hành vi nói lời yêu cầu đề nghị chỉ có 27,5% thường xuyên thực hiện, 47,5% thỉnh thoảng thực hiện, 12,5% hiếm khi thực hiện và có tới 12,5% chưa bao giờ thực hiện; Hành vi sử dụng điện thoại, facebook để giao tiếp có văn hóa có 37,5 % thực hiện thường xuyên, 42,5% thỉnh thoảng thực hiện, có tới 12,5% hiếm khi thực hiện và 7,5% chưa bao giờ thực hiện; Hành vi biết nói lời cảm ơn có 57,5% thường xuyên, 30% thỉnh thoảng và có tới 12,5% hiếm khi thực hiện; Hành vi chào hỏi có 30% thỉnh thoảng và 10% hiếm khi thực hiện; Hành vi nói lời hay có 30% thỉnh thoảng và 5% hiếm khi thực hiện. Các hành vi học sinh thỉnh thoảng mới thực hiện còn ở mức tỷ lệ cao đó là: Hành vi biết cảm thông chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của người khác (40%); Hành vi giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn (37,5%). Như vậy có thể thấy một số hành vi giao tiếp có văn hóa được đa số học sinh của nhà trường thực thường xuyên liên tục trong quá trình giao tiếp hàng ngày song cũng còn một số hành vi giao tiếp có nhiều học sinh thực hiện chưa thường xuyên, chưa tốt mà chỉ thỉnh thoảng mới thực hiện hoặc hiếm khi thực hiện. Các hành vi giao tiếp này chủ yếu xét trên bình diện quan hệ giao tiếp ở trường của học sinh với thầy cô giáo và với bạn bè trong lớp trong trường vì đây chỉ là đánh giá của CBQL và giáo viên.

Để có đánh giá khách quan hơn và rõ hơn chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 200 học sinh và thu được kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.9 Khảo sát thực trạng việc thực hiện chuẩn mực hành vi giao tiếp của học sinh

TT Chuẩn mực

hành vi giao tiếp có văn hóa

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ

1 Hành vi biết nói lời cảm ơn 60,0 32,5 7,5 0,0 2 Hành vi chào hỏi, tạm biệt khi gặp gỡ,

chia tay 65,0 25,0 10,0 0,0

3 Hành vi biết lễ phép, xin phép, biết thưa

gửi, xưng hô chuẩn mực. 75,0 20,0 5,0 0,0

4 Hành vi xin lỗi 40,0 45,5 15,5 0,0

5 Hành vi nói lời yêu cầu đề nghị 28,5 48,5 14,0 9,0 6 Hành vi nói lời hay(không nói tục, chửi

bậy, nói từ đệm, từ lóng) 67,0 27,0 6,0 0,0

7 Hành vi sử dụng điện thoại, facebook

để giao tiếp có văn hóa 40,0 42,5 11,0 6,5

8 Hành vi biết cảm thông chia sẻ niềm

vui, nỗi buồn của người khác 57,0 39,5 3,5 0,0 9 Hành vi giúp đỡ người khác khi gặp

khó khăn 57,0 41,0 2,0 0,0

10 Hành vi biết giữ gìn và bảo vệ tài sản,

biết giữ gìn vệ sinh môi trường 58,5 35,0 6,5 0,0 11 Hành vi thể hiện sự đoàn kết, trung

thực, thẳng thắn, biết giữ lời hứa 60,0 31,5 8,5 0,0 12 Hành vi giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn

mặc, đầu tóc đúng quy định có văn hóa 84,5 12,5 3,0 0,0 13 Hành vi biết từ chối và phòng tránh các

nguy cơ 68,5 25,5 6,0 0,0

14 Hành vi biết tự trọng và biết tôn trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng khảo sát 2.9 chúng ta nhận thấy về cơ bản các kết quả đánh giá về việc thực hiện HVGTCVH của học sinh THPT Lê Quý Đôn cũng gần như trùng với đánh giá của CBQL và giáo viên. Tuy nhiên ở một số hành vi tỷ lệ % học sinh thường xuyên thực hiện có phần cao hơn so với đánh giá của CBQL và giáo viên. Đó là: Hành vi chào hỏi, tạm biệt khi gặp gỡ, chia tay (65%); Hành vi biết lễ phép, xin phép, biết thưa gửi, xưng hô chuẩn mực (75%); Hành vi nói lời hay (67%).

Như vậy qua đánh giá của CBQL, giáo viên và học sinh có thể thấy nhiều hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh còn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục, tỷ lệ % học sinh thỉnh thoảng mới thực hiện hoặc hiếm khi thực hiện còn cao. Trong khi đó hành vi giao tiếp của học sinh được diễn ra hàng ngày, điều đó chứng tỏ rằng còn một bộ phận học sinh vẫn còn có những hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa. Đánh giá này đòi hỏi nhà trường phải có những giải pháp hữu hiệu để học sinh thực hiện các HVGTCVH một cách thường xuyên liên tục trở thành thói quen thực hiện của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.

2.2.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa

Để tìm hiểu những nguyên nhân mà học sinh còn có hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 80 CBQL, giáo viên và 200 học sinh của nhà trường thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.10: Những nguyên nhân đẫn đến học sinh có hành vi giao tiếp chƣa chuẩn mực, thiếu văn hóa

TT Yếu tố

CBQL và giáo viên Học sinh Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Đồng ý (%) Không đồng ý (%) SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Bản thân học sinh không hiểu hết các

chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa 66 82,5 14 17,5 166 83,0 34 17,0

2

Bản thân học sinh không có ý thức rèn luyện, thực hiện thường xuyên, không có niềm tin và ý chí trong việc thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa

80 100,0 0 0,0 171 85,5 29 14,5

3

Do áp lực bạn bè, sợ bị tẩy chay, không dám phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa mà còn học theo

67 83,8 13 16,2 131 65,5 69 34,5

4 Cha mẹ chưa gương mẫu trong cách giao tiếp 68 85,0 12 15,0 137 68,5 63 31,5 5 Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình 72 90,0 8 10,0 162 81,0 38 19,0 6 Thầy cô chưa gương mẫu trong cách giao tiếp

ứng xử với học sinh và với đồng nghiệp 27 33,8 53 66,2 74 37,0 126 63,0 7 Thiếu sự quan tâm giáo dục của thầy, cô giáo 40 50,0 40 50,0 125 62,5 75 37,5

8

Nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục của nhà trường chưa đầy đủ, đa dạng và phong phú

40 50,0 40 50,0 131 65,5 69 34,5

9 Do tác động tiêu cực, những hành vi giao

tiếp thiếu văn hóa ngoài xã hội. 80 100,0 0 0,0 171 85,5 29 14,5

10

Do những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ: những thông tin có hại thiếu văn hóa từ internet, từ games..

80 100,0 0 0,0 182 91,0 18 9,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBQL, giáo viên và học sinh đều đồng ý các yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hóa. Các yếu tố được nhiều người đồng ý nhất đó là: Yếu tố ý thức và ý chí rèn luyện của học sinh (CBQL, giáo viên là 100% và học sinh lá 85,5%); yếu tố tác động tiêu cực, những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa ngoài xã hội (CBQL, giáo viên là 100% và học sinh là 85,5%); yếu tố những ảnh hưởng tiêu cực của sự phát triển của khoa học công nghệ: những thông tin có hại thiếu văn hóa từ internet, từ games (CBQL, giáo viên là 100%, học sinh là 91%); yếu tố thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình (CBQL, giáo viên là 90%, học sinh là 81%). Các nguyên nhân khác cần được nhà trường quan tâm vì đều có tỷ lệ % đồng ý từ 50% trở lên đó là: sự hiểu biết của học sinh về chuẩn mực hành vi giao tiếp, sự gương mẫu trong giao tiếp ở gia đình, tác động xấu trong giao tiếp của bạn bè, sự quan tâm giáo dục của giáo viên, sự phong phú và đa dạng trong nội dung phương pháp và hình thức giáo dục của nhà trường. Riêng yếu tố sự gương mẫu trong giao tiếp của thầy cô có tỷ lệ % đồng ý thấp nhất (33,8% đồng ý của CBQL, giáo viên và 37% đồng ý của học sinh ). Song tỷ lệ này cũng đặt ra cho nhà trường trong việc quản lý các chuẩn mực giao tiếp từ lời ăn tiếng nói đến phong cách ăn mặc… của giáo viên để thực sự là tấm gương để học sinh noi theo.

Từ những phân tích trên cho thấy nhà trường cần xác định rõ những nguyên nhân khách quan (do tác động của các hành vi giao tiếp ngoài xã hội, trên các phương tiện thông tin, sự gương mẫu và quan tâm của gia đình) và nguyên nhân chủ quan(các nguyên nhân còn lại) để có cơ sở đề ra các biện pháp quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh phù hợp và có hiệu quả.

2.2.2.3. Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh

Tiến hành khảo sát 80 CBQL, giáo viên và 200 học sinh để xem xét các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình rèn luyện thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.11: Những yếu tố tác động ảnh hƣởng đến quá trình rèn luyện thói quen HVGTCVH của học sinh

- Ý kiến của CBQL và giáo viên:

TT Yếu tố tác động ảnh hƣởng Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Xây dựng nội dung, chuẩn mực giáo dục hành vi giao

tiếp có văn hóa cho học sinh 66,3 33,7 0,0

2 Sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của nhà trường 83,8 16,2 0,0 3 Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm 91,3 8,7 0,0 4 Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo bộ môn 58,8 41,2 0,0 5 Sự chuẩn mực, nghiêm khắc trong giao tiếp của các

thầy cô giáo 57,5 42,5 0,0

6 Sự quan tâm động viên, chia sẻ khích lệ của bạn bè 41,3 58,7 0,,0 7 Sự chuẩn mực trong giao tiếp của bạn bè, của tập thể lớp 25,0 75,0 0,0 8 Sự quan tâm động viên, chia sẻ khích lệ của gia đình 75,0 25,0 0,0 9 Sự chuẩn mực, nghiêm khắc trong giao tiếp ở gia đình 75,0 25,0 0,0 10 Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời 82,5 17,5 0,0

- Ý kiến của học sinh:

TT Yếu tố tác động ảnh hƣởng Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Xây dựng nội dung, chuẩn mực giáo dục hành vi giao

tiếp có văn hóa cho học sinh 60,0 40,0 0,0

2 Sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của nhà trường 75,5 24,5 0,0 3 Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm 77,0 23,0 0,0 4 Sự quan tâm thường xuyên của các thầy cô giáo bộ môn 40,0 57,0 3,0 5 Sự chuẩn mực, nghiêm khắc trong giao tiếp của các

thầy cô giáo 37,0 60,0 3,0

6 Sự quan tâm động viên, chia sẻ khích lệ của bạn bè 62,5 37,5 0,0 7 Sự chuẩn mực trong giao tiếp của bạn bè, của tập thể lớp 40,0 54,0 6,0 8 Sự quan tâm động viên, chia sẻ khích lệ của gia đình 65,5 34,5 0,0 9 Sự chuẩn mực, nghiêm khắc trong giao tiếp ở gia đình 71,0 29,0 0,0 10 Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời 64,0 36,0 0,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả khảo sát ở hai bảng trên cho thấy CBQL, giáo viên và học sinh đều cho rằng các yếu tố trên là quan trọng và rất quan trọng trong việc tác động ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện HVGTCVH cho học sinh với tỷ lệ % nhất trí cao. Nhiều yếu tố được giáo viên và học sinh đánh giá mức độ quan trọng và rất quan trọng với tỷ lệ 100%. Chỉ có 6% ý kiến của học sinh cho rằng tác động trong chuẩn mực của bạn bè tập thể lớp là không quan trọng, 3% học sinh cho rằng sự chuẩn mực của thầy cô, sự quan tâm của giáo viên bộ môn là không quan trọng. Đặc biệt cả CBQL, giáo viên và học sinh đều đề cao vai trò rất quan trọng của một số yếu tố đó là: Sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của nhà trường (CBQL, giáo viên là 83,8% và học sinh là 75,5%); Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm (CBQL, giáo viên là 91,3% và học sinh là 77%); Sự chuẩn mực, nghiêm khắc trong giao tiếp ở gia đình (CBQL, giáo viên là 75% và học sinh là 71%); Khen thưởng, phê bình, kỷ luật kịp thời(CBQL, giáo viên là 82,5% và học sinh là 64%).

Như vậy để quá trình rèn luyện thói quen HVGTCVH cho học sinh đạt hiệu quả cao, học sinh tạo được thói quen trong giao tiếp có văn hóa phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)