Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục

hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

GVCN là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý tổ chức giáo dục học sinh trong một lớp nhằm đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra. GVCN là người chủ chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS lớp mình chủ nhiệm đồng thời GVCN cũng là cầu nối giữa lớp với giáo viên bộ môn, với Ban giám hiệu, với các tổ chức đoàn thể, với cha mẹ HS. Mọi hành vi giao tiếp của HS ở trường thường diễn ra trong phạm vi lớp học, vì vậy GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục HVGTCVH cho HS của lớp mình phụ trách. Thông qua vai trò của GVCN lớp nhà trường có thể tuyên truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giáo dục các hành vi giao tiếp chuẩn mực tới HS, quản lý giáo dục và điều chỉnh được các hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS, phối hợp với cha mẹ HS trong việc giáo dục hành vi giao tiếp.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp:

Để phát huy tốt vai trò của GVCN trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

- Đối với nhà trường:

+ Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, phương pháp chủ nhiệm, phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh.

+ Tổ chức chỉ đạo GVCN thực hiện tốt việc lập kế hoạch giáo dục hành vi giao tiếp cho HS.

+ Thường xuyên kiểm tra đánh giá khen thưởng, phê bình kịp thời đối với việc thực hiện của GVCN.

- Đối với GVCN

+ Lập kế hoạch giáo dục có mục tiêu, nội dung và phương pháp cụ thể. + Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục HS thực hiện các hành vi giao tiếp chuẩn mực thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn.

+ Xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản, tự rèn về hành vi giao tiếp, tạo ra bầu không khí thân thiện cởi mở, có văn hóa trong tập thể lớp.

3.2.4.3. Cách tiến hành

- Đối với nhà trường:

+ Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp theo chuyên đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho HS để GVCN có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm giáo dục HS.

+ Chỉ đạo GVCN lập kế hoạch giáo dục đạo đức HS, trong đó cần nêu rõ những vấn đề cụ thể về giáo dục hành vi giao tiếp cho HS dựa trên cơ sở kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường. Kế hoạch có sự phê duyệt của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nhà trường họp giao ban chủ nhiệm hàng tháng để nắm bắt kịp thời những ưu điểm cũng như tồn tại về việc thực hiện nội quy nề nếp của HS nói chung và thực hiện các quy định về hành vi giao tiếp nói riêng. Tuyên dương các tập thể cá nhân thực hiện tốt, phê bình những tập thể cá nhân thực hiện chưa tốt, đánh giá thi đua của các tập thể lớp hàng tháng để GVCN có biện pháp kịp thời điều chỉnh uốn nắn giáo dục.

+ Xây dựng nội dung giáo dục HVGTCVH cụ thể trong các tiết sinh hoạt lớp. Mỗi tháng có một tiết sinh hoạt chuyên đề để các lớp thảo luận về chủ đề HVGTCVH, nhà trường phải xây dựng chủ đề thảo luận cho HS ví dụ thảo luận về văn hóa chào hỏi, văn hóa trang phục, văn hóa sử dụng điện thoại, facebook, văn hóa bảo vệ môi trường.

- Đối với GVCN:

+ Trên cơ sở tìm hiểu nắm vững đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh của HS trong lớp và dựa trên kế hoạch chung của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nói chung và kế hoạch giáo dục hành vi giao tiếp cho HS nói riêng. Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tình hình lớp, phù hợp với từng đối tượng HS và có tính khả thi.

+ Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các quy định về hành vi giao tiếp của HS qua theo dõi sổ đầu bài, qua sự phối hợp với giáo viên bộ môn, phối hợp với Đoàn thanh niên, qua sự theo dõi của cán bộ lớp.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có đủ năng lực, có uy tín, có sức thuyết phục, luôn gương mẫu chuẩn mực trong hành vi giao tiếp để có thể tổ chức điều hành được tập thể lớp. Thường xuyên bồi dưỡng và giao quyền cho cán bộ lớp để cán bộ lớp chủ động điều khiển các hoạt động của lớp, GVCN đóng vai trò cố vấn song phải thường xuyên bên cạnh các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 94 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tổ chức nhiều hình thức khác nhau để học sinh hăng hái tham gia vào việc tự điều chỉnh hành vi giao tiếp của mình và điều chỉnh hành vi giao tiếp của các bạn trong lớp như:

Lập bảng thi đua giữa các cá nhân, nhóm bạn, các tổ trong lớp về việc thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa.

Tổ chức các cuộc thi thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa gắn với các chủ đề, các sự kiện trong tuần, trong tháng, gắn với các phong trào thi đua của nhà trường nhằm tạo ra phong trào rèn luyện HVGTCVH trong lớp.

Dành những sinh hoạt lớp để sinh hoạt chuyên đề cho học sinh trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình về HVGTCVH, trao đổi về văn hóa xưng hô, văn hóa trang phục, văn hóa sử dụng điện thoại, văn hóa giao tiếp trên facebook… Trong các buổi sinh hoạt cần đưa ra các tình huống thực tế nảy sinh trong giao tiếp hàng ngày của HS với thầy cô, bạn bạn bè, với cha mẹ và người thân… để HS bàn luận tìm hướng giải quyết.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có sự định hướng, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên liên tục của ban giám hiệu nhà trường. Cần có đội ngũ GVCN lớp nhiệt tình, có năng lực chủ nhiệm, luôn gương mẫu và công bằng trước HS, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động tập thể, khả năng xây dựng tập thể lớp tự quản.

Có sự tạo điều kiện về thời gian, tạo điều kiện về kinh phí để GVCN hoạt động tốt. Có sự đánh giá thi đua khen thưởng công bằng nghiêm túc về năng lực chủ nhiệm của từng giáo viên để khích lệ động viên, nhân rộng điển hình.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 102)