8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của Đảng, Nhà
của ngành, xây dựng các các nội quy, quy định về chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa đối với học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho CBQL, giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa nói riêng nhằm hướng tới hình thành và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển toàn diện nhân cách học sinh. Đồng thời dựa trên cơ sở các quan điểm chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành và thực tế của nhà trường để xây dựng các nội quy, quy định về HVGTCVH đối với học sinh. Các quy định cần chỉ rõ những chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa mà học sinh cần phải thực hiện. Các nội quy quy định này cần được toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ và thống nhất thực hiện.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Tuyên truyền, phổ biến quán triệt tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh các loại luật, văn bản, nghị quyết đặc biệt chú trọng các văn bản, các điều liên quan đến quy định hành vi giao tiếp ứng xử của học sinh. Đó là:
- Luật giáo dục 2005.
- Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.
- Các nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
- Các văn bản chỉ đạo, điều lệ về nhà trường của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT như điều lệ trường THCS, THPT, điều lệ hội cha mẹ HS, quy định về đạo đức nhà giáo.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Căn cứ vào các điều lệ, luật, các quy định của Đảng và Nhà nước, của ngành Hiệu trưởng xây dựng nội quy của nhà trường phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Trên cơ sở nội quy của nhà trường Hiệu trưởng xây dựng quy định về HVGTCVH trong nhà trường đối với học sinh và cả đối với cán bộ giáo viên. Các quy định này cần được sự bàn bạc dân chủ và có sự thống nhất trong hội đồng giáo dục của nhà trường, thống nhất của hội cha mẹ học sinh, sự thảo luận đóng góp ý kiến xây dựng từ phía học sinh.
Sau khi xây dựng được các quy định về hành vi giao tiếp của học sinh Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường lên kế hoạch cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 82 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chi tiết về nội dung cần tuyên truyền, thời gian, hình thức tuyên truyền, lực lượng tuyên truyền, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền... Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường đề ra: Công đoàn nhà trường có kế hoạch hoạt động tuyên truyền vận động cán bộ giáo viên gương mẫu chấp hành các quy định về đạo đức nhà giáo, gương mẫu thực hiện quy định về hành vi giao tiếp của nhà giáo, thực hiện tốt việc giáo dục hành vi giao tiếp cho HS; Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến các quy định đối với đoàn viên thanh niên; GVCN lớp xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến đối với học sinh của lớp. Các kế hoạch có sự phê duyệt của nhà trường.
Trong tháng 8 khi bước vào năm học mới tổ chức phổ biến, tuyên truyền các văn bản nghị quyết, các điều luật, các nội quy quy định của ngành, của nhà trường, các quy định về hành vi giao tiếp của học sinh tới toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Những điều luật trong điều lệ nhà trường quy định về hành vi giao tiếp ứng xử, trang phục của học sinh như điều 38, điều 40, điều 41 cùng với nội quy quy định cụ thể của nhà trường về HVGTCVH của học sinh cần được trích riêng để phổ biến tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đồng thời được đóng thành quyển riêng quy định về hành vi giao tiếp để giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm bắt và tuyên truyền giáo dục tới học sinh trong suốt quá trình giáo dục ở lớp mình phụ trách.
Các hình thức tuyên truyền phổ biến là: Đối với cán bộ giáo viên tuyên truyền phổ biến trong họp hội đồng giáo dục, qua các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn. Đối với học sinh tuyên truyền phổ biến dưới hình thức tập trung toàn trường, tuyên truyền của tổ chức Đoàn. Đối với phụ huynh tổ chức phổ biến các nội quy quy định trong cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu năm học dưới sự triển khai của giáo viên chủ nhiệm.
Sau khi đã phổ biến tuyên truyền các văn bản nghị quyết, các nội quy quy định của nhà trường, tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện các nội quy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quy định. Các cam kết của học sinh đều có xác nhận của phụ huynh học sinh để phối hợp giáo dục. Ngoài ra từng lớp giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp ký cam kết quản lý giáo dục học sinh trong lớp thực hiện nghiêm túc nội quy nề nếp đã đề ra.
Bên cạnh hình thức tuyên truyền phổ biến các văn bản, nghị quyết, các nội quy quy định một cách trực tiếp thì nhà trường cũng cần có bảng nội quy ở từng lớp học, làm các khẩu hiệu tuyên truyền trang trí ở từng lớp, ở khuôn viên sân trường. Các khẩu hiệu phải ngắn gọn dễ nhớ và có ý nghĩa giáo dục hành vi đạo đức, hành vi giao tiếp cho học sinh để thường xuyên giáo dục nhắc nhở học sinh thực hiện hành vi giao tiếp có văn hóa.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:
Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng đồng thời cần có kinh phí để hoạt động, có kế hoạch thời gian cụ thể cho từng hoạt động tuyên truyền.
3.2.2. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Học sinh THPT đang ở lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách rất cần được giáo dục HVGTCVH mà nhà trường là lực lượng chính thực hiện công việc giáo dục HVGTCVH cho HS từ đó tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường, góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục và rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 84 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuyên truyền cho CBQL, các tổ chức trong nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh nhận thức rõ:
- Vai trò của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS.
- Trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS.
- Nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS.
3.2.2.3. Cách tiến hành
- Đối với chi Bộ Đảng: trong các cuộc họp cấp ủy, họp chi bộ, chi bộ Đảng có trách nhiệm tuyên truyền tới toàn thể cán bộ đảng viên trong chi bộ nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cán bộ đảng viên, của từng tổ chức và của chi bộ Đảng nhà trường: chi bộ đảng phải thực sự là cầu nối giữa Đảng và quần chúng, thực sự là hạt nhân chính trị trong nhà trường trong việc lãnh đạo công tác quản lý của Hiệu trưởng bằng việc vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế nhà trường để đưa ra các chủ trương phương hướng trong công tác giáo dục đạo đức HS nói chung và công tác giáo dục HVGTCVH cho HS của trường nói riêng. Các nghị quyết của chi bộ, chi ủy là cơ sở để Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch giáo dục HVGTCVH cho mỗi tổ chức của mình, việc thực hiện nghị quyết thông qua hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước của Hiệu trưởng. Mỗi cán bộ đảng viên, mỗi tổ chức phải có trách nhiệm phát huy vai trò gương mẫu của người đảng viên, của tổ chức trong việc thực hiện nghị quyết chi bộ ở lĩnh vực được phân công nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục HVGTCVH cho HS của nhà trường.
Chi bộ Đảng phải tiến hành thường xuyên kiểm tra việc chấp hành đường lối chủ trương chính sách, việc thực hiện nghị quyết chi bộ, sự gương mẫu cuả mỗi cán bộ đảng viên, của mỗi tổ chức trong công tác được phân công qua đó phát hiện những ưu điểm, phát hiện nhân tố mới, khắc phục khuyết điểm, bổ sung hoặc điều chỉnh chủ trương, phương hướng, xử lý sai phạm để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 85 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công tác giáo dục HVGTCVH phù hợp với thực tiễn nhà trường có tác dụng giáo dục học sinh.
- Đối với cán bộ quản lý: Phải thường xuyên tìm hiểu nâng cao nhận thức về cơ sở lý luận, nắm vững các văn bản nghị quyết, chỉ thị, điều lệ của các cấp quản lý giáo dục. Đặc biệt là phải nắm vững vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các phương pháp và nguyên tắc trong quản lý giáo dục, biết vận dụng vào thực tiễn nhà trường trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS nói riêng.
Cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch giáo dục HVGTCVH cho HS một cách cụ thể chi tiết có mục tiêu rõ ràng cần đạt dược và có sự thống nhất phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Trách nhiệm của CBQL là phải tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kịp thời, điều chỉnh bổ sung kế hoạch nhằm đạt hiệu quả mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Vai trò của GVCN lớp là rất quan trọng trong việc giáo dục HVGTCVH cho HS vì vậy CBQL phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có đủ năng lực, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, khả năng xây dựng lớp tự quản, có lòng nhiệt tình và có phương pháp giáo dục, luôn gương mẫu trong ứng xử giao tiếp. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức kỹ năng và phương pháp chủ nhiệm, phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục HVGTCVH cho HS.
CBQL phải xây dựng được quy chế hoạt động của từng bộ phận, từng tổ chức liên quan đến giáo dục HVGTCVH cho HS, xây dựng được quy chế phối hợp giữa GVCN với giáo viên bộ môn, với Đoàn thanh niên, với Hội Cha mẹ HS trong việc giáo dục HVGTCVH cho HS.
- Đối với cán bộ, giáo viên: Nhà trường phải tuyên truyền giáo dục thường xuyên liên tục tới toàn thể cán bộ giáo viên để giáo viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm, quyền hạn, ý thức đạo đức lối sống của mình theo quy định của điều lệ trường phổ thông, quy định về đạo đức nhà giáo để giáo viên nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cao trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm, trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa để học sinh noi theo.
Nhà trường tổ chức triển khai có hiệu quả đối với cán bộ giáo viên về các phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”; xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Xây dựng kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”... Đó là những nền tảng vững chắc tạo tiền đề cho việc giáo dục HVGTCVH cho HS.
Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng cho giáo viên về tâm sinh lý lứa tuổi, dự các lớp học về giáo dục kỹ năng sống để nâng cao hiểu biết để góp phần tích cực vào giáo dục HVGTCVH cho HS. Mỗi giáo viên trên cơ sở hiểu biết của mình phải nâng cao trách nhiệm trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS ngay trong mỗi giờ lên lớp.
- Đối với Đoàn Thanh niên: Trong giai đoạn hiện nay Đoàn thanh niên trong trường THPT không chỉ để tập hợp đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng nâng cao lý tưởng sống cho tuổi trẻ mà quan trọng hơn là góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là giáo dục toàn diện nhân cách HS. Đoàn Thanh niên phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng hành vi giao tiếp cho HS, đồng thời phối hợp cùng nhà trường, cùng GVCN quản lý giáo dục HVGTCVH của HS nhằm xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
- Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh: Ban đại diện cha mẹ HS các lớp và của trường được thành lập theo thông tư điều lệ ban đại diện cha mẹ HS. Vì vậy ban đại diện cha mẹ HS của lớp, của trường cần nắm vững nhiệm vụ, quyền hạn của ban đại diện cha mẹ HS. Một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của ban đại diện cha mẹ HS đó là phối hợp với GVCN, giáo viên bộ môn, phối hợp với nhà trường trong việc quản lý giáo dục HS. Việc quản lý giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
HVGTCVH cho HS là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục đạo đức nhân cách HS do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên tục liên giữa nhà trường, GVCN, giáo viên bộ môn với phụ huynh HS, với ban đại diện cha mẹ HS của lớp, của trường để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh giáo dục hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện tốt giải pháp này cần có sự lãnh đạo chỉ đạo sát sao của ban chi ủy, chi bộ Đảng, ban giám hiệu. Có sự đồng thuận của các tổ chức đoàn thể, của cán bộ giáo viên và đặc biệt là GVCN, đồng thời cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất để hoạt động.