8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Khái niệm về giao tiếp
Trong quá trình nghiên cứu xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về GT, tùy theo góc độ xem xét mà vấn đề GT được định nghĩa theo các quan điểm khác nhau.
* Quan điểm nghiên cứu coi giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin: K.K. Platonov cho rằng “GT là sự trao đổi thông tin giữa những con người với nhau và GT đó là sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý lẫn nhau” [dẫn theo 30; 13].
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện(2001). Giao tiếp là quá trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một người hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tương tác). Thông tin hay thông điệp được nguồn phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung.
Như vậy theo các tác giả GT không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà nhờ trao đổi thông tin đó, con người tác động lẫn nhau thông qua các quy luật, xúc cảm, tình cảm, tâm lý trong đời sống con người.
* Quan điểm coi giao tiếp là hoạt động thực hiện các quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách:
A.A. Leonchev định nghĩa: “GT là một hệ thống những quá trình có mục đích và có động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người kia trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý sử dụng những phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ” [dẫn theo 18; 345].
Trong tâm lý học đại cương, tiếp cận dưới góc độ quan hệ liên nhân cách của con người, tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Trần Quốc Thành định nghĩa: “GT là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lấn nhau. Hay nói cách khác đi, GT xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [41;45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tác giả Vũ Dũng (2003) cho rằng: “GT là sự tiếp xúc, quan hệ tương tác giữa người với người nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, tư tưởng tình cảm bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ” [9;15].
Như vậy các tác giả đã xem giao tiếp như là điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người. GT là sự tiếp xúc tâm lý chỉ có ở con người, là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Thông qua GT, con người trao đổi chia sẻ thông tin, xúc cảm, tình cảm với nhau, có sự tác động chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. GT là một dạng đặc biệt của hoạt động, GT tạo ra những quan hệ, những thái độ giữa người - người và qua đó các mối quan hệ liên nhân cách của con người được phát triển. Hình thức GT có thể dưới dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể chính thức hay không chính thức và giữa chúng có sự tác động qua lại bổ sung cho nhau. Phương tiện giao tiếp được biểu hiện bằng ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) và bằng tín hiệu phi ngôn ngữ(cử chỉ, điệu bộ, nết mặt, ánh mắt, ăn mặc…) tạo nên sự phong phú và đa dạng trong quan hệ giao tiếp của con người.
Qua phân tích các định nghĩa trên chúng tôi thấy mỗi tác giả tùy theo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa theo cách riêng và làm nổi bật khía cạnh đó. Song các tác giả đều quan tâm đến sự trao đổi tiếp nhận thông tin, sự tác động quan hệ tương tác tiếp xúc giữa con người với con người để thực hiện mục đích nhu cầu GT trong XH. Từ những phân tích trên chúng tôi đề xuất khái niệm GT như sau:
Giao tiếp là một dạng hoạt động đặc biệt thể hiện sự tiếp xúc, sự giao lưu trao đổi qua lại giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm, quan điểm được tiến hành dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng phương tiện ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ.
Từ khái niệm trên chúng tôi quan niệm: GT của HS THPT là hoạt động thể hiện sự tiếp xúc, sự giao lưu trao đổi của HS với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trao đổi chia sẻ thông tin, tư tưởng, tình cảm, quan điểm giữa HS với những người xung quanh. GT của HS THPT là một nhu cầu tất yếu của HS,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giúp cho các em phát triển phẩm chất trí tuệ và nhân cách chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống.