8. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc thù chỉ có ở con người, hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm từ khi con người biết sống kết hợp lại với nhau thành một nhóm người hay cộng đồng để săn bắn hái lượm hay cao hơn là lao động sản xuất nhằm tạo ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhóm người hay cộng đồng mà rộng hơn nữa là xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất cần có sự phân công công việc, có sự quản lý điều hành nhằm đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Có rất nhiều quan điểm, nhiều cách đưa ra khái niệm quản lý khác nhau tùy theo từng thời điểm lịch sử, từng chế độ xã hội, nghề nghiệp.
Theo C.Mac: “Quản lý là lao động điều khiển lao động”. C.Mac đã viết: “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mô lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân... Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [4].
Harold Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của của tổ chức với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [dẫn theo 15; 327].
Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ “quản lý” được định nghĩa là “Tổ chức điều khiển hoạt động của một dơn vị, cơ quan”.
Theo tác giả Trần Kiểm: “quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [32].
Theo Trần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”.
Tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau song có thể nói rằng: Quản lý là hệ thống những tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý để điều khiển, hướng dẫn các hành vi, hoạt động của đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt đến mục tiêu quản lý mong muốn trong một môi trường luôn biến động.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý
1.2.1.1. Bản chất của quản lý: Bản chất của quản lý chính là các hoạt động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý để dạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản lý chính là dựa vào nguồn lực, nhân lực, vật lực để lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu đã đề ra.
Mục tiêu quản lý
Chủ thể quản lý Khách thể quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.2.1.2. Chức năng quản lý: Chức năng quản lý được coi là một dạng hoạt động quản lý, thông qua các chức năng quản lý chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Khi nghiên cứu chức năng quản lý có nhiều ý kiến khác nhau nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng hoạt động quản lý gồm 4 chức năng cơ bản là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các chức năng này thực hiện trên cơ sở nhà quản lý nắm bắt được thông tin trong quản lý.
Kế hoạch: đây là công việc đầu tiên mà nhà quản lý phải thực hiện trong
công việc quản lý. Thực hiện chức năng này nhà quản lý phải dựa trên thực trạng của tổ chức và các điều kiện khác để xác định mục tiêu, mục đích cần đạt, xác định các bước đi, xây dựng các biện pháp và các phương tiện điều kiện cần thiết để đạt mục tiêu đề ra.
Tổ chức: là việc thiết lập cấu trúc bộ máy tổ chức, xây dựng quy chế
hoạt động, phân công rõ công việc, nhiệm vụ trách nhiệm và quyền hạn cho từng bộ phận, từng cá nhân. Sắp xếp phân bổ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
Chỉ đạo: là sự tác động của nhà quản lý đến đối tượng quản lý trong quá
trình thực hiện kế hoạch. Nhà quản lý dùng ảnh hưởng của mình tác động đến các thành viên trong tổ chức làm cho họ tự giác, nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu để giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Những hoạt động điều khiển chính là: động viên, kích thích, giám sát, hướng dẫn định hướng, giao tiếp cùng với các hoạt động khác tác động vào hành vi của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm tra: Là việc theo dõi, giám sát đánh giá các hoạt động của các bộ
phận, các thành viên trong tổ chức bằng nhiều cách thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên hoặc định kỳ…) nhằm đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ở từng giai đoạn, từng thời điểm. Trên cơ sở đó phát hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kịp thời những sai sót để có sự điều chỉnh các hành vi, hoạt động của cấp dưới và của chính bản thân nhà quản lý.
Để thực hiện các chức năng quản lý đòi hỏi nhà quản lý phải có thông tin. Thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý. Thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời là căn cứ để xây dụng kế hoạch. Thông tin tạo sự liên kết giữa nhà quản lý và đối tượng quản lý, liên kết giữa các bộ phận và cá nhân trong tổ chức. Thông tin giúp người quản lý ra quyết định, truyền tải mệnh lệnh cũng như nắm bắt được những phản hồi của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức một cách kịp thời trên cơ sở đó người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của họ từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lý được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Các chức năng quản lý
1.2.1.3. Biện pháp quản lý: Biện pháp là cách thức thực hiện để tiến hành giải quyết một công việc hay vấn đề nào đó nhằm hướng tới mục tiêu đã đề ra. Biện pháp quản lý là cách làm, cách thực hiện, tiến hành giải quyết một công việc hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để điều khiển hướng dẫn các hành vi của đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Thông tin
Chi đạo
Kiểm tra Tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/