Đa dạng hóa các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa

học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Học sinh thường xuyên được tiếp cận với những gương điển hình tiêu biểu về việc thực hiện các chuẩn mực HVGTCVH của tập thể, của các cá nhân trong nhà trường để học tập và làm theo đồng thời cũng nắm được những tập thể, cá nhân HS còn có những hành vi giao tiếp lệch chuẩn cần được phê phán để tự điều chỉnh uốn nắn hành vi của mình.

Học sinh được trải nghiệm, rèn luyện, tập thói quen giao tiếp có văn hóa dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú. Từ đó hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa hàng ngày của HS.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp.

- Giáo dục thông qua các giờ chào cờ đầu tuần.

- Giáo dục thông qua hoạt động luyện tập những chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa trên lớp.

- Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục HVGTCVH cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.3.3. Cách tiến hành

- Giáo dục thông qua các giờ chào cờ đầu tuần

+ Trên cơ sở xây dựng quy định về chuẩn mực HVGTCVH đối với HS cùng với các tiêu chí thi đua về nền nếp, quy định về chuẩn đánh giá xếp loại đã được đề ra: GVCN, giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại hàng tuần các giờ học và các hoạt động khác của lớp. Đoàn thanh niên theo dõi thi đua các mặt thực hiện nội quy nề nếp, thực hiện các quy định về chuẩn mực hành vi giao tiếp của các tập thể, cá nhân để đánh giá kết quả đạt được của từng tập thể, cá nhân.

+ Đoàn Thanh niên phải xây dựng được các tiêu chí thi đua cụ thể, tổ chức được việc theo dõi đánh giá thi đua một cách chặt chẽ, công bằng có tác dụng động viên khích kệ được những tập thể cá nhân thực hiện tốt và rút kinh nghiệm được các tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt.

+ Nhà trường, Đoàn thanh niên, GVCN cũng cần theo dõi nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng cũng như các hành vi giao tiếp của HS thông qua việc đối thoại trực tiếp với HS, thông qua hòm thư phản ánh của HS, thông qua việc tiếp cận mạng xã hội facebook, từ đó giúp nhà trường nắm được những mặt tích cực cũng như những tồn tại trong hành vi giao tiếp của HS để kịp thời điều chỉnh uốn nắn.

+ Qua việc theo dõi tổng hợp thi đua theo dõi tình hình thực hiện nội quy nề nếp, chấp hành các quy định về hành vi giao tiếp của HS, qua việc tìm hiểu tiếp cận các hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS, hàng tuần Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng có những nhận xét cụ thể tuyên dương khen thưởng hoặc phê bình các tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, đề ra các biện pháp giải quyết.

- Giáo dục thông qua hoạt động luyện tập những chuẩn mực hành vi giao tiếp văn hóa trên lớp

+ HS rèn luyện thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa ngay khi đến trường tham gia học tập, thực hiện trong từng tiết dạy trên lớp của giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các bộ môn đó là việc ăn mặc đầu tóc đúng quy định có văn hóa; đó là các hành vi chào hỏi, tạm biệt, cách nói lời đề nghị, cảm ơn; sự chuẩn mực trong xưng hô biết lễ phép thưa gửi với thầy cô giáo; biết tôn trọng thầy cô và bạn bè, biết tôn trọng danh dự và biết giữ lời hứa. Đó là những chuẩn mực hành vi cần được giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn, giảng giải, cảm hóa, giáo dục cho HS thực hiện ngay trong từng tiết lên lớp bên cạnh việc truyền thụ kiến thức văn hóa. Để thực hiện tốt vấn đề này nhà trường cần giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở giáo viên thực hiện, tránh tình trạng giáo viên phó mặc cho nhà trường cho GVCN hay Đoàn thanh niên mà chỉ chú trọng “dạy chữ” mà không chú ý “dạy người”. Giáo viên phải thực sự tâm huyết có trách nhiệm, gương mẫu trong chuẩn mực giao tiếp.

+ HS còn được rèn luyện thói quen HVGTCVH bằng cách lồng ghép nội dung giáo dục HVGTCVH trong các môn học đặc biệt là môn xã hội. Giáo viên có thể thực hiện việc giáo dục tích hợp lồng ghép thông qua các phiếu học tập, các trò chơi, sắm vai... để giúp HS rèn luyện HVGTCVH. Đặc biệt là các môn có thế mạnh như GDCD cần được tổ chức tốt có hiệu quả các bài dạy giáo dục HVGTCVH. Các bài dạy này là dịp để giáo viên có thể giảng giải ý nghĩa nội dung và giúp HS có cơ hội rèn luyện các chuẩn mực giao tiếp một cách có hệ thống.

- Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục HVGTCVH cho HS.

Ngoài các nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ GD - ĐT theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa sau:

+ Tổ chức tốt các hoạt động truyền thống, xã hội và nhân văn như hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày Quốc phòng toàn dân 22-12, ngày thành lập Đảng 3-2, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3, ngày giải phóng Miền Nam 30-4, ngày sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhật Bác 19-5, kỷ niệm thành lập nhà trường, hoạt động giao lưu với các thế hệ cựu học sinh... qua các hoạt động này HS biết tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc, biết tôn trọng các thế hệ cha anh đi trước, biết kính trọng cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi, biết trân trọng và tự hào về truyền thống nhà trường. Từ đó HS có thể tự nhận thức và có ý thức rèn luyện thói quen HVGTCVH trong quá trình giao tiếp hàng ngày.

+Tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động hiến máu nhân đạo, hoạt động tình nghĩa, tình nguyện, hoạt động chăm sóc vệ sinh cảnh quan môi trường cho HS. Đây là các hoạt động để HS có cơ hội thực hiện các hành vi biết cảm thông, chia sẻ với người khác; biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn; biết giữ gìn tài sản và bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, thi giao tiếp ứng xử tình huống, thi học sinh thanh lịch dưới dạng sân khấu hóa để học sinh có cơ hội trải nghiệm, sắm vai từ đó hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận, hội thảo về thực trạng văn hóa giao tiếp của HS hiện nay. Đặc biệt cần tổ chức các tọa đàm thảo luận về “văn hóa chào hỏi, xưng hô”, “văn hóa sử dụng điện thoại”, “văn hóa sử dụng Facebook”, “văn hóa trang phục” là những vấn đề đang có xu hướng phát triển không chuẩn mực, thiếu văn hóa của lớp trẻ nói chung và HS THPT nói riêng. Các buổi tọa đàm này có thể diễn ra ở cấp trường hoặc ở đơn vị lớp, có thể mời các nhà chuyên gia tâm lý nói chuyện chuyên đề. Qua hình thức này HS có cơ hội được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc trong xử lý tình huống giao tiếp đồng thời hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện các HVGTCVH, từ đó các em tự nguyện rèn luyện hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa.

- Giáo dục thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin khác Nhà trường cần có các bài viết tuyên truyền những gương điển hình về chuẩn mực hành vi trong giao tiếp ứng xử hàng ngày của HS, các bài viết, các hình ảnh có nội dung ý nghĩa giáo dục hành vi giao tiếp cho HS, các bài viết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của các chuyên gia giáo dục khác được sưu tầm về lĩnh vực giáo dục hành vi giao tiếp. Các bài viết được tuyên truyền hàng tuần trên loa phát thanh của nhà trường đặc biệt là các ngày lễ lớn. Các bài viết, các hình ảnh, video có ý nghĩa giáo dục được đưa lên trang web của nhà trường để HS, phụ huynh được tiếp cận. Nhà trường cũng nên khuyến khích cán bộ giáo viên, học sinh chia sẻ những hình ảnh đẹp, những thông tin có ý nghĩa giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa lên mạng nhà trường, lên mạng xã hội Facebook để đông đảo HS được tiếp cận. Từ đó sẽ góp phần làm chuyển biến những nhận thức sai lệch, những hành vi giao tiếp còn lệch chuẩn của một bộ phận HS.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Phải có kế hoạch cụ thể chi tiết của BGH nhà trường, có sự phối hợp tốt và đồng bộ của các lực lượng tham gia tổ chức, thực hiện: Nhà trường, Đoàn thanh niên, GVCN, giáo viên bộ môn, tổ nhóm chuyên môn đồng thời cần có sự phối hợp tốt của phụ huynh HS.

- Giáo viên phải là tấm gương thực hiện HVGTCVH cho HS noi theo. - Cần đầu tư kinh phí tương xứng cho các hoạt động lớn, trọng điểm. Nhà trường cũng cần chú trọng xây dựng trang web sao cho có hiệu quả tuyên truyền giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)