8. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng quản lý các phương pháp giáo dục HVGTCVH
Khảo sát thực trạng công tác quản lý phương pháp giáo dục HVGTCVH ở nhà trường qua việc lấy ý kiến của 80 CBQL, giáo viên và 200 học sinh của nhà trường, thu được kết quả sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.17: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp giáo dục HVGTCVH
TT Phƣơng pháp giáo dục Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa sử dụng GV HS GV HS GV HS 1 Nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giảng giải, tranh luận, thảo luận, đàm thoại, khuyên răn, cảm hóa, kể chuyện
66,3 54,0 33,7 46,0 0,0 0,0
2
Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen giao tiếp có văn hóa.
32,5 40,0 67,5 57,0 0,0 3,0
3
Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi giao tiếp thiếu văn hóa, tạo dư luận tập thể lành mạnh tích cực có văn hóa trong giao tiếp
91,3 62,5 8,7 37,5 0,0 0,0
Qua bảng 2.17 cho thấy nhà trường chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp kích thích hoạt hoạt động và điều chỉnh hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi giao tiếp thiếu văn hóa, tạo dư luận tập thể lành mạnh tích cực có văn hóa trong giao tiếp (GV là 91,3%, HS là 62,5%). Hai nhóm phương pháp còn lại thực hiện chưa tốt, chưa thường xuyên, số ý kiến cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện còn ở mức cao: Nhóm phương pháp tác động vào nhận thức, tình cảm: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giảng giải, tranh luận, thảo luận, đàm thoại, khuyên răn, cảm hóa, kể chuyện(GV là 32,5%, HS là 46%); Nhóm phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen giao tiếp có văn hóa(GV là 67,5%, HS là 57%) và có 3% HS cho là chưa sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Như vậy có thể thấy rằng việc quản lý các phương pháp giáo dục HVGTCVH cho học sinh nhà trường thực hiện chưa tốt, chưa thường xuyên và chưa đầy đủ. Thực tế trong quá trình quản lý ở nhà trường do hạn chế về thời gian, về kinh phí nên chủ yếu là tập trung vào nhóm phương pháp kích thích hoạt động, điều chỉnh hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi giao tiếp thiếu văn hóa.
2.4. Thực trạng công tác phối hợp giữa các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng trong giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh
2.4.1. Thực trạng vai trò các lực lượng trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS HS
Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 80 cán bộ, giáo viên trong nhà trường thu được kết quả sau:
Bảng 2.18: Thực trạng vai trò của các lực lƣợng trong công tác giáo dục HVGTCVH TT Vai trò Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 1 Cán bộ quản lý 76 95,0 4 5,0 0 0,0
2 Giáo viên chủ nhiệm 80 100,0 0 0,0 0 0,0
3 Giáo viên bộ môn GDCD 64 80,0 16 20,0 0 0,0 4 Giáo viên các bộ môn khác 59 73,8 21 26,3 0 0,0
5 Đoàn Thanh niên 63 78,8 17 21,3 0 0,0
6 Công đoàn 7 8,75 66 82,5 7 8,75
7 Tập thể lớp 59 73,8 21 26,2 0 0,0
8 Hội cha mẹ học sinh 27 33,8 53 66,2 0 0,0
9 Gia đình 80 100,0 0 0,0 0 0,0
10 Nhóm bạn 57 71,3 23 28,7 0 0,0
11 Cộng đồng nơi cư trú 7 8,7 64 80,0 9 11,3
12 Chính quyền, các tổ chức xã hội ở
địa phương 6 7,5 41 51,3 33 41,2
Qua bảng 2.18 cho ta thấy có 100% ý kiến cho rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và vai trò của gia đình là rất quan trọng trong việc giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
HVGTCVH cho HS. Mức rất quan trọng tiếp theo là: Cán bộ quản lý (95%), giáo viên GDCD (80%), Đoàn thanh niên (78,8%), giáo viên các bộ môn khác (73,8%), tập thể lớp (73,8%), nhóm bạn (71,3%) Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò của CBQL, thầy cô giáo, bạn bè, tập thể lớp và gia đình là rất quan trọng trong giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Bên cạnh đó một số lực lượng được cho là không quan trọng là:Chính quyền, các tổ chức xã hội ở địa phương (41,2%); cộng đồng nơi cư trú (11,7%); công đoàn nhà trường (8,7%). Song thực tế cho thấy công đoàn nhà trường có vai trò xây dựng nề nếp chuẩn mực đạo đức cho nhà giáo, một nhân tố quan trọng trong giáo dục HVGTCVH cho HS; Chính quyền địa phương, cộng đồng nơi cư trú có vai trò quan trọng trong việc tác động ảnh hưởng tới HVGTCVH cho HS ở địa phương. Điều này chứng tỏ nhà trường chưa phát huy được vai trò Công đoàn, chưa phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương trong công tác giáo dục đạo đức HS nói chung và giáo dục HVGTCVH nói riêng.
2.4.2. Thực trạng sự phối hợp giữa các lực lượng trong công tác giáo dục HVGTCVH cho học sinh HVGTCVH cho học sinh
Tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 80 CBQL, giáo viên trong nhà trường thu được kết quả sau:
Bảng 2.19: Sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong công tác giáo dục HVGTCVH TT Sự phối hợp Mức độ (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không phối hợp SL TL SL TL SL TL 1 Nhà trường với hội cha mẹ HS và gia đình 58 72,5 22 27,5 0 0,0 2 Nhà trường với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường 40 50,0 40 50,0 0 0,0 3 CBQL với giáo viên chủ nhiệm 68 85,0 12 15,0 0 0,0 4 CBQL với giáo viên bộ môn 45 56,3 35 43,7 0 0,0 5 CBQL với Đoàn thanh niên 57 71,3 23 28,7 0 0,0 6 Giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn 58 72,5 22 27,5 0 0,0 7 Giáo viên chủ nhiệm với Đoàn thanh niên 25 31,3 55 68,7 0 0,0 8 Giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp 64 80,0 16 20,0 0 0,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9 Giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh 51 63,8 29 36,2 0 0,0 Qua bảng 2.19 cho thấy sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc giáo dục HVGTCVH đã được thực hiện tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Thực hiện sự phối hợp thường xuyên cao nhất là sự phối hợp giữa: CBQL với giáo viên chủ nhiệm (85%); GVCN với tập thể lớp (80%); GVCN với giáo viên bộ môn (72,5%); nhà trường với hội cha mẹ HS và gia đình (72,5%); CBQL với Đoàn Thanh niên (71,3%). Tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động phối hợp có ý kiến đánh giá là thỉnh thoảng phối hợp còn ở mức cao đó là: Giáo viên chủ nhiệm với Đoàn thanh niên (68,7%); Nhà trường với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường (50%); CBQL với giáo viên bộ môn (43,7%). Phân tích trên cho thấy nhà trường đã có sự phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục HVGTCVH cho HS song sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn Thanh niên, giữa CBQL với giáo viên bộ môn, giữa nhà trường với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường còn chưa tốt.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh ở trƣờng THPT Lê Quý Đôn sinh ở trƣờng THPT Lê Quý Đôn
2.5.1. Đánh giá thực trạng
Trong những năm qua trường THPT Lê Quý Đôn đã chú trọng đến việc giáo dục HVGTCVH cho học sinh của nhà trường. Nhiều hình thức và biện pháp đã được nhà trường áp dụng trong công tác quản lý nhằm giáo dục HVGTCVH cho học sinh. Học sinh của nhà trường về cơ bản có ý thức, có hành vi giao tiếp với thầy cô, với bạn bè, với gia đình và người thân phù hợp với chuẩn mực. Kết quả của việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh được minh chứng qua kết quả giáo dục đạo đức, tỷ lệ hạnh kiểm khá tốt hàng năm cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh còn vi phạm các chuẩn mực trong giao tiếp mà biểu hiện chính là sử dụng ngôn ngữ, cách thức ăn mặc, điệu bộ cử chỉ thiếu văn hóa. Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô, với người lớn tuổi, với cha mẹ; hiện tượng học sinh dùng các từ đệm từ lóng trong giao tiếp với bạn bè, hiện tượng vô cảm với những hành vi giao tiếp ứng xử thiếu văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hóa vẫn còn tồn tại ở một bộ phận học sinh khiến nhà trường, thầy cô và gia đình cũng như xã hội trăn trở lo ngại.
Qua việc khảo sát CBQL, giáo viên, phụ huynh và học sinh cũng như qua thực tế công tác quản lý ở nhà trường có thể đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của nhà trường như sau:
- Vấn đề xây dựng các quy định về hành vi giao tiếp đối với học sinh đã được nhà trường thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh được xây dựng nằm trong kế hoạch xây dựng kỷ cương nề nếp giáo dục đạo đức cho học sinh hàng năm. Tuy nhiên vẫn còn một số hành vi giao tiếp chưa được cụ thể trong quy định còn mang tính chung chung.
- Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh thực hiện chưa tốt, việc phân công trách nhiệm đôi khi còn chưa cụ thể, còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các lực lượng đã được nhà trường triển khai thực hiện, song nhìn chung sự phối hợp chưa đồng bộ chưa nhịp nhàng và thống nhất giữa các bộ phận, các lực lượng tham gia.
- Nội dung và các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp đã được chú trọng song còn chưa phong phú đa dạng có sức cuốn hút học sinh. Hình thức cơ bản được nhà trường thực hiện thường xuyên là phổ biến các nội quy, quy định qua các cuộc họp phụ huynh, qua việc sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm lớp. Các hình thức khác đặc biệt là hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cho học sinh hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa thực hiện chưa tốt, chưa thường xuyên.
- Các phương pháp giáo dục HVGTCVH cho học sinh còn chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao, còn nặng về sử dụng phương pháp kích thích hoạt động như khen thưởng, kỷ luật, trách phạt chưa chú ý nhiều đến phương pháp rèn luyện giao việc, tập thói quen hay phương pháp khuyên răn giảng giải cảm hóa học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhà trường, Đoàn trường đã xây dựng được tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng giữa các tập thể lớp, các cá nhân thực hiện tốt nội quy nề nếp có ý thức tự quản có thói quen trong thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa. Việc kiểm tra uốn nắn những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của học sinh đã được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên việc đánh giá đôi khi còn qua loa, một số hành vi giao tiếp chưa được quan tâm kiểm tra đánh giá đúng mức.
- Nhiều GVCN, giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn những hành vi giao tiếp lệch chuẩn của HS song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GVCN, giáo viên bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh.
- Đoàn Thanh niên nhà trường đã tổ chức một số hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục hành vi giao tiếp cho HS. Song nhìn chung các nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú đa dạng, chưa thể hiện rõ vai trò của Đoàn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh. Sự phối hợp giữa Đoàn Thanh niên và GVCN chưa tốt.
- Ý thức thực hiện các hành vi giao tiếp chuẩn mực của một bộ phận học sinh còn chưa tốt, chưa trở thành thói quen trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Đặc biệt là một số hành vi giao tiếp còn chưa được nhà trường, gia đình, thường xuyên quan tâm giáo dục và chưa được bản thân học sinh chú tâm rèn luyện đó là việc sử dụng điện thoại, sử dụng mạng xã hội để giao tiếp có văn hóa; hành vi biết xin lỗi khi làm phiền người khác; hành vi biết nói lời đề nghị đúng mực.
2.5.2. Nguyên nhân thực trạng
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình có thể thấy do một số nguyên nhân sau:
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin, sự hội nhập quốc tế sâu rộng giúp cho HS có cơ hội tiếp cận với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiều luồng thông tin, nhiều luồng văn hóa khác nhau làm phong phú thêm sự hiểu biết của HS. Song mặt trái của nó là những thông tin có hại, thiếu văn hóa cũng có sức hấp đẫn lôi kéo mọi người nhất là lứa tuổi HS THPT. Trường THPT Lê Quý Đôn là một trường lớn ở trung tâm Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh do vậy HS của trường chịu sự tác động ảnh hưởng không nhỏ của mặt trái nền kinh tế thị trường, mặt trái của sự bùng nổ thông tin. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS của trường.
- Do các cấp lãnh đạo cũng như dư luận xã hội và nhà trường còn coi trọng chất lượng giáo dục văn hóa. Vì vậy nội dung giáo dục thường thiên về dạy chữ, dạy để HS thi tốt nghiệp, đại học mà chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục lối sống, hành vi giao tiếp ứng xử của học sinh. Hình thức giáo dục chưa đa dạng phong phú chủ yếu diễn ra trên lớp học, học sinh không có điều kiện để rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa để trở thành thói quen trong giao tiếp hàng ngày.
- Do nhận thức chưa đầy đủ, còn nặng về tư tưởng giáo dục theo lối cũ coi trọng vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh nên một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp giáo dục phù hợp, sử dụng quyền lực của người thầy để áp đặt đe nẹt, người học vào khuôn phép, thiên về về trách phạt kỷ luật thiếu sự cảm hóa chia sẻ thuyết phục, thậm chí có lời ăn tiếng nói chưa đúng mực, chưa thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo trong hành vi giao tiếp ứng xử của mình dẫn đến việc giáo dục HVGTCVH cho HS không đạt mục tiêu, hiệu quả mong muốn mà đôi khi có tác dụng ngược lại.
- Do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình đến hành vi giao tiếp của con em. Đặc biệt là sự thiếu gương mẫu trong giao tiếp hàng ngày của một số bậc cha mẹ dẫn đến con cái dễ học theo những thói quen giao tiếp thiếu văn hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Do HS thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen giao tiếp có văn hóa.
- Do lứa tuổi học sinh THPT có nhu cầu giao tiếp rất lớn, với đặc điểm tâm lý thích tự khẳng định mình. Mặt khác HS ở lứa tuổi này lại ít có khả năng biết tự kiềm chế nên rất dễ bị kích động lôi kéo vào những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa.
- Do CBQL, giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò chủ động của nhà trường trong công tác giáo dục HVGTCVH cho HS góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa đặt ngang tầm với việc giáo dục văn hóa. Nguyên nhân này dẫn đến công tác tuyên truyền giáo dục, công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài đặc biệt là với phụ huynh còn