Hành vi giao tiếp có văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Hành vi giao tiếp có văn hóa

1.2.5.1. Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thuật ngữ văn hóa có nguồn gốc từ chữ Latinh (cultus) nghĩa là giữ gìn tạo dựng trong trồng trọt. Theo tiếng Trung Quốc là “văn hóa”. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người xét trên hai khía cạnh: vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện…và phi vật chất như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị,…

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa tùy theo cách nhìn nhận ở từng lĩnh vực khác nhau:

Theo Từ điển triết học Matxcơva 1972: “văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội ”.

F. Boas [16] định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.

Trong Từ điển Hán Việt Giáo sư Nguyễn Lân đã định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn về học vấn, khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất”.

Trong tài liệu “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” của UNESCO viết “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống, thẩm mĩ và lối sống, dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [dẫn theo 40; 2].

Như vậy, văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lịch sử, là biểu hiện trình độ phát triển của con người và xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Văn hóa là hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa cũng sáng tạo nên phần lớn những phẩm chất con người xã hội, đem lại giá trị nhân cách của mỗi thành viên trong xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu, văn hóa được hiểu là những hình thức đẹp đẽ biểu hiện trong giao tiếp ứng xử được biểu thị bằng một hệ thống các quy tắc phù hợp với chuẩn mực xã hội mà con người sáng tạo ra trong lịch sử phát triển.

1.2.5.2. Hành vi giao tiếp có văn hóa

* Hành vi:

Trong cuộc sống, con người thường xuyên có các hoạt động như lao

động, học tập, giao tiếp, ăn mặc, đi lại,… nghĩa là những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày đáp ứng nhu cầu của con người nhằm giúp con người tồn tại và phát triển trong xã hội. Các hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể, trong từng lĩnh vực cụ thể được chi phối bởi sự hiểu biết, thái độ, niềm tin, giá trị của mỗi con người, các hoạt động đó tạo nên hành vi của mỗi người. Do đó Hành vi của con người là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách, nó đảm bảo cho con người tồn tại và phát triển [dẫn theo 22; 33]. Hành vi của con người bao giờ cũng được quy định về mặt xã hội, là đặc trưng của hoạt động ý thức, có mục đích và định hướng của con người. Hành vi của con người bị chi phối bởi yếu tố: yếu tố tâm lý có chủ định, yếu tố hoàn cảnh và yếu tố môi trường tác động kích thích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, hành vi con người là biểu hiện bên ngoài của các hoạt động thông qua các cử chỉ, lời nói, chữ viết, ánh mắt, vẻ mặt, hành động, thái độ, thói quen…của con người bị chi phối điều khiển bởi cấu trúc tâm lý nhân cách, trí tuệ, sự hiểu biết của mỗi con người trong một môi trường hoàn cảnh nhất định. Hành vi con người bao gồm hành vi vô thức và hành vi có ý thức. Vì vậy, khi xét chuẩn mực hành vi của con người cần phải xem xét đến sự hiểu biết nhận thức về các quy tắc chuẩn mực giá trị của việc thực hiện hành vi, xem xét đến nhu cầu tình cảm thói quen khi thực hiện hành vi đồng thời phải xét trong một điều kiện hoàn cảnh môi trường tác động nhất định. Từ đó, trong quản lý giáo dục cần phải chú ý giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về các chuẩn mực hành vi đồng thời phải nắm bắt được nhu cầu,tình cảm, thói quen của HS, môi trường ảnh hưởng đến hành vi của HS. Trên cơ sở đó có những biện pháp tác động hợp lý nhằm giúp HS có hành vi phù hợp với các giá trị và chuẩn mực XH.

* Hành vi văn hóa và văn hóa giao tiếp

Hành vi văn hóa là hệ thống những biểu hiện hành động của con người chứa đựng những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày và được xã hội chấp nhận như là hệ thống các quy tắc ứng xử của con người, là những chuẩn mực xã hội định hướng giá trị trong các mối quan hệ xã hội của con người [22; 26].

Cấu trúc tâm lý của hành vi văn hóa bao gồm:

- Ý thức của cá nhân về các chuẩn mực xã hội cần phải tuân theo. - Động cơ, động lực thúc đẩy tới hành động (nhu cầu, tình cảm…). - Ý chí, thói quen tham gia vào quá trình thực hiện hành vi đó.

Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội: giao tiếp một cách văn minh, lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau. Văn hóa giao tiếp là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ của con người theo các giá trị chuẩn mực xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Hành vi giao tiếp có văn hóa

Trên cơ sở các khái niệm văn hóa, giao tiếp, hành vi, hành vi văn hóa và văn hóa giao tiếp có thể nêu lên một định nghĩa về HVGTCVH như sau:

Hành vi giao tiếp có văn hóa là một loại hành vi văn hóa, hành vi đạo đức của con người. Đó là những biểu hiện cụ thể bên ngoài của con người chứa đựng những giá trị chuẩn mực văn hóa mà cốt lõi là các giá trị đạo đức và thẩm mỹ, được thực hiện theo những quy tắc giao tiếp ứng xử của xã hội, thông qua lời nói, chữ viết, cử chỉ, cung cách hành vi trong các mối quan hệ hàng ngày.

Trái ngược với hành vi giao tiếp có văn hóa là hành vi giao tiếp không có văn hóa hay đôi khi trong cuộc sống ta thường gọi là hành vi giao tiếp thiếu văn hóa. Nó cũng là những biểu hiện cách giao tiếp trong các mối quan hệ hàng ngày của con người thông qua lời nói, chữ viết, cử chỉ, cung cách hành vi nhưng không chứa đựng những yếu tố về cái hay, cái đẹp, cái văn hóa và không tuân theo các quy tắc giao tiếp chuẩn mực của xã hội.

Hành vi giao tiếp có văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Được thực hiện bởi các chủ thể có ý thức, có đạo đức và có văn hóa. + Được biểu hiện thông qua lời nói, chữ viết, các cử chỉ, cung cách hành vi của con người.

+ Chịu sự quy định của các chuẩn mực xã hội được xây dựng dựa trên hệ thống các giá trị xã hội phù hợp với nền văn hóa tương ứng và được xã hội thừa nhận.

Cấu trúc hành vi giao tiếp có văn hóa bao gồm các thành phần sau:

+ Thành phần nhận thức: hiểu biết ý nghĩa của các chuẩn mực và nắm được các quy tắc thực hiện hành vi giao tiếp đã được xã hội thừa nhận, nghĩa là đòi hỏi cá nhân có ý thức về các chuẩn mực cần tuân thủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thành phần thái độ, động cơ: tình cảm, niềm tin, nhu cầu thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, nghĩa là đòi hỏi cá nhân có động cơ đúng đắn để thực hiện các chuẩn mực.

+ Thành phần ý chí, thói quen, kỹ năng trong việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp, với hoàn cảnh với mục đích và chủ đề giao tiếp. Nghĩa là đòi hỏi cá nhân có ý chí, thói quen, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ăn mặc, sử dụng điện thoại... phù hợp và có văn hóa.

Các thành phần trên của HVGTCVH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau và tạo nên một chỉnh thể thống nhất điều chỉnh hành vi giao tiếp có văn hóa của con người thông qua các cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách sử dụng các phương tiện để giao tiếp.

Học sinh THPT với môi trường giao tiếp chính là trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội. Đối tượng giao tiếp của các em hàng ngày chủ yếu là thầy cô, bạn bè và người thân trong gia đình. Vì vậy dựa trên cơ sở về khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của HVGTCVH có thể cho thấy nội dung của hành vi giao tiếp có văn hóa ở lứa tuổi HS THPT cần chú ý các nhóm giá trị cơ bản sau:

* Nhóm giá trị trong quan hệ với người khác: đó là quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bè bạn trong và ngoài nhà trường, với cha mẹ anh chị em trong gia đình, với những người lớn tuổi xung quanh, với các em nhỏ... được biểu hiện cụ thể là:

- Cởi mở, chan hòa, đoàn kết với mọi người và với tập thể.

- Lịch sự, tế nhị, thiện chí trong quan hệ giao tiếp với mọi người. - Chân thật, trung thực, thẳng thắn trong quan hệ với mọi người. - Biết tôn trọng và khoan dung đối với người khác.

- Biết quan tâm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Biết lễ phép, thưa gửi, xưng hô, xin lỗi, cảm ơn đúng mực. - Biết chào hỏi, tạm biệt khi gặp gỡ hoặc chia tay đúng mực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Nhóm giá trị trong quan hệ với bản thân, biểu hiện cụ thể là:

- Biết tự trọng, tự tin vào bản thân, hiểu mình và đánh giá đúng mình. - Biết khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm. Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi và theo đúng quy định.

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và rèn luyện thân thể.

* Nhóm giá trị trong quan hệ với môi trường, biểu hiện cụ thể là: - Biết giữ gìn chăm sóc và bảo vệ môi trường trong sạch.

- Biết giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

Hình thức biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa thông qua các phương tiện giao tiếp như sau:

* Ngôn ngữ nói và viết: phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Biết xưng hô, lễ phép, thưa gửi, chào hỏi, xin lỗi...phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, hình thức giao tiếp(trực tiếp hay gián tiếp), đối tượng giao tiếp(thầy cô, bè bạn hay cha mẹ anh chị em). Ngôn ngữ khi nói hay viết dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải giản dị, trong sáng và dễ hiểu có nội dung có tư tưởng tình cảm đúng đắn, không sáo rỗng hay cầu kỳ, không sử dụng các từ tục tĩu, từ lóng thiếu văn hóa. Giọng nói, ngữ điệu khi giao tiếp phải tế nhị, ân cần có âm lượng và tốc độ vừa phải và rõ ràng và có tính truyền cảm.

* Cử chỉ bên ngoài: Biểu lộ sự đúng mực giữa con người với con người thông qua việc sử dụng các cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc đầu tóc, cách sử dụng ánh mắt, nụ cười, nét mặt...phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đối tượng giao tiếp, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Những cử chỉ bên ngoài phải thể hiện được sự thân thiện, tình cảm và sự tôn trọng đối với người khác, biết cảm thông chia sẻ đối với người khác khi giao tiếp. Đối với người lớn tuổi các hành vi cử chỉ bên ngoài còn cần thể hiện sự kính trọng, lễ phép.

Những hình thức biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa phải vừa kế thừa chọn lọc và phát huy truyền thống của địa phương, của dân tộc vừa phải mang tính hiện đại phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)