Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục HVGTCVH

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục HVGTCVH

Để nắm được thực trạng việc quản lý nội dung và các hình thức giáo dục HVGTCVH cho học sinh của nhà trường chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 80 CBQL, giáo viên và 200 học sinh của trường và thu được kết quả sau:

Bảng 2.15: Các hình thức giáo dục HVGTCVH đã được nhà trường thực hiện

TT Hình thức giáo dục Mức độ (%) Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ GV HS GV HS GV HS 1

Giáo dục thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy định của nhà trường

90,0 77,0 10,0 23,0 0,0 0,0

2 Giáo dục thông qua các giờ dạy văn

hóa trên lớp 66,3 65,0 33,7 35,0 0,0 0,0

3

Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tư vấn giảng giải khuyên răn

41,3 40,0 58,7 60,0 0,0 0,0

4

Giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt của chi đoàn, lớp, của GVCN

82,5 60,0 17,5 40,0 0,0 0,0

5 Giáo dục thông qua sự phối hợp giữa

Nhà trường, Gia đình và Xã hội 75,0 62,5 25,0 37,5 0,0 0,0

6

Giáo dục thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực có văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả bảng 2.15 cho thấy các hình thức giáo dục trên đều đã được nhà trường thực hiện, trong đó hình thức giáo dục thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy định của nhà trường về HVGTCVH được thực hiện thường xuyên (giáo viên 90%, học sinh 77%); Giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt của chi đoàn, lớp, của GVCN(giáo viên 82,5%, học sinh 60%); Các hình thức giáo dục còn lại cơ bản được đánh giá ở mức hoạt động thường xuyên trên 50%.

Tuy nhiên hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tư vấn giảng giải khuyên răn còn thực hiện chưa thường xuyên (58,7% giáo viên và 60% học sinh cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện). Các hình thức khác tuy mức độ thực hiện thường xuyên trên 50% nhưng số ý kiến cho rằng thỉnh thoảng mới thực hiện vẫn ở mức cao.

Để khẳng định rõ hơn về hiệu quả của các hình thức giáo dục HVGTCVH cho học sinh chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến học sinh để tìm hiểu thái độ tham gia của học sinh và có kết quả sau:

Bảng 2.16: Thái độ của học sinh tham gia các hình thức giáo dục HVGTCVH (số liệu khảo sát 200 học sinh)

TT Hình thức giáo dục

Thái độ tham gia(%)

Rất thích Thích Không thích SL TL SL TL SL TL 1 Giáo dục thông qua hoạt động tuyên truyền phổ

biến các nội quy, quy định của nhà trường 51 25,5 143 71,5 6 3,0 2 Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hóa trên lớp

của giáo viên 57 28,5 131 65,5 12 6,0

3

Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tư vấn giảng giải khuyên răn

86 43,0 108 54,0 6 3,0

4 Giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt của chi

đoàn, lớp, của GVCN 57 28,5 120 60,0 23 11,5

5 Giáo dục thông qua sự phối hợp giữa Nhà trường,

Gia đình và Xã hội 40 20,0 143 71,5 17 8,5

6 Giáo dục thông qua việc xây dựng môi trường học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 2.16 cho thấy một số hình thức giáo dục được học sinh thích và rất thích tham gia đó là: Giáo dục thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến các nội quy, quy định của nhà trường (97%); Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tư vấn giảng giải khuyên răn(97%) trong đó hoạt động ngoại khóa có tỷ lệ học sinh rất thích là 43%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh không thích tham gia các hoạt động giáo dục hành vi giao tiếp mà mức cao nhất không thích tham gia là hình thức giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt của chi đoàn, lớp, của GVCN(11,5%). Qua kết quả trên cho thấy hình thức phổ biến tuyên truyền các nội quy quy định thường xuyên được nhà trường thực hiện tốt và phù hợp với ý thích tham gia hưởng ứng của học sinh, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ được học sinh thích tham gia song nhà trường thực hiện chưa tốt. Hình thức giáo dục thông qua các hoạt động sinh hoạt của chi đoàn, lớp, của GVCN còn một bộ phận học sinh không thích chứng tỏ hình thức này còn chiếu lệ, cứng nhắc và chưa có sự hấp dẫn cần có sự đổi mới.

Từ phân tích trên cho thấy nhà trường cần tăng cường các hình thức giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp và chú trọng quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới nội dung các hình thức giáo dục còn lại để làm tăng tính hấp dẫn và tính hiệu quả của các hình thức này.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)