8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý giáo
nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục toàn diện nhân cách HS đáp ứng được các mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước và các quy định của ngành.
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của Hiệu trưởng đối với công tác quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS HVGTCVH cho HS
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục 2005 và Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường THPT có nhiều cấp học.
Điều 54. Luật Giáo dục quy định
“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học”.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường THPT có nhiều cấp học kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo quy định về quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy Hiệu trưởng phải là người xây dựng kế hoạch, tổ chức việc thực hiện kế hoạch, có biện pháp quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện tốt hai nhiệm vụ cơ bản của nhà trường là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong đó hoạt động giáo dục học sinh được xem là nền tảng để phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có công tác quản lý giáo dục đạo đức. Việc quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh thực chất là giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, hướng học sinh đến những cái hay, cái đẹp trong giao tiếp từ đó tạo nên nét đẹp trong văn hóa học đường.