8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một bộ phận của QLGD. Quản lý nhà trường gồm hai loại quản lý đó là: quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trưởng và quản lý của chủ thể bên trong nhà trường.
Xét trên phương diện quản lý nhà trường với chủ thể quản lý bên trong nhà trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân mà trọng tâm là hai hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh" [17].
Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Quản lý nhà trường (hiểu theo góc độ quản lý một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý(giáo viên, nhân viên, người học...) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [5].
Như vậy, quản lý nhà trường là sự tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và đạt được mục tiêu giáo dục mà trọng tâm của nó là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/