Cơ sở pháp lý của việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Cơ sở pháp lý của việc quản lý giáo dục HVGTCVH cho HS THPT

Học sinh THPT là lứa tuổi đang được học tập rèn luyện trong các nhà trường nhằm nâng cao phẩm chất trí tuệ, phát triển và hoàn thiện nhân cách để trở thành con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy việc giáo dục đạo đức, nhân cách nói chung và giáo dục HVGTCVH nói riêng được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu rõ: “Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước, bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [11].

Trên cơ sở kế thừa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, để đáp ứng được tình hình mới Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI đã xác định:“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển t - -

, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [14].

Luật Giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường THPT có nhiều cấp học, Bộ GD-ĐT đã quy định rõ:

Điều 40. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải đảm bảo tính văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.

2. Trang phục của học sinh phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, thích hợp với độ tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. 5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 43)