Nội dung công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3.Nội dung công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho

học sinh THPT

Nội dung công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT thực chất là việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh. Kế hoạch quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh thực chất chính là phần lớn của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào thực trạng việc thực hiện hành vi giao tiếp của học sinh. Các quy định của ngành, của trường về chuẩn mực trong hành vi giao tiếp của học sinh, các chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận mà học sinh phải thực hiện. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý xây dựng môi trường văn hóa giao tiếp của nhà trường, các tác động của môi trường xã hội, những điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện nguồn nhân lực để thực hiện công tác giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa nói riêng. Từ đó có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách hợp lý để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Khi đã phân công trách nhiệm cụ thể để công tác quản lý đạt hiệu quả người Hiệu trưởng phải chỉ đạo đôn đốc việc thực hiện theo kế hoạch đồng thời tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và có sự điều chỉnh kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của Hiệu trƣởng trƣờng THPT

1.4.1. Yếu tố tâm lý lứa tuổi

Học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, đang phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý. Các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình, thích tìm tòi khám phá để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, không muốn có sự kiểm tra giám sát của người lớn. Ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn đặc biệt là nhu cầu giao tiếp với bạn bè, với nhóm bạn. Từ đó hình thành nên các nhóm bạn có cùng sở thích, các em trong nhóm dễ học nhau những điều tốt và cả những điều xấu. Các em có khi không hiểu chuẩn mực giao tiếp có văn hóa trong các tình huống hoàn cảnh nhất định hoặc hiểu nhưng không rèn luyện thực hiện thường xuyên, không tin tưởng và thực hiện hành vi đó. Đôi khi dưới áp lực của bạn bè, sợ bị tẩy chay học sinh không dám phản đối những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa mà còn học theo những hành vi đó.

1.4.2. Yếu tố nhà trường

Nhà trường là lực lượng chính thực hiện công việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh từ đó tạo ra nét đẹp văn hóa học đường, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Vì vậy môi trường nhà trường có tác động ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh, đến hành vi giao tiếp có văn hóa của các em. Những hành vi giao tiếp chưa chuẩn mực thiếu gương mẫu của thầy, cô giáo; nội dung giáo dục trong nhà trường còn thiên về dạy chữ ít chú trọng đến dạy người, đến giáo dục lối sống, kỹ năng giao tiếp; hình thức giáo dục chưa phong phú đa dạng chủ yếu là trong lớp học; phương pháp giáo dục chưa phù hợp còn coi trọng biện pháp hành chính, áp đặt... là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến việc quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.3. Yếu tố gia đình

Gia đình là yếu tổ ảnh hưởng lớn đến hành vi giao tiếp của học sinh. Các em ngoài thời gian học tập tại trường thì chủ yếu là sinh hoạt ở gia đình. Vì vậy truyền thống gia đình; sự hiểu biết của cha mẹ, sự quan tâm và phương pháp giáo dục của cha mẹ; môi trường giao tiếp hàng ngày trong gia đình là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến hành vi giao tiếp của học sinh. Thực tế cho thấy một số bậc cha mẹ chưa gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình, với người xung quanh còn cãi nhau, văng tục; một số gia đình chỉ mải làm ăn không quan tâm đến việc ăn mặc, nói năng, lối sống của con em... đó là một trong các yếu tố dẫn đến hành vi giao tiếp thiếu văn hóa của các em.

1.4.4. Yếu tố xã hội

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin, sự hội nhập quốc tế toàn diện giúp cho học sinh có cơ hội mở rộng quan hệ giao tiếp, tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin phong phú và đa dạng làm giàu thêm vốn sống và sự hiểu biết của bản thân. Song những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của sự phát triển khoa học công nghệ đến nhân cách học sinh, đến hành vi giao tiếp của học sinh cũng không hề nhỏ, những hành vi giao tiếp thiếu văn hóa ngày càng có chiều hướng gia tăng bên ngoài xã hội hay trên các phương tiện thông tin như internet... ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hành vi giao tiếp của học sinh. Nếu thiếu sự quan tâm của người lớn các em rất dễ học theo các hành vi giao tiếp thiếu văn hóa ngoài xã hội hay trên internet...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản về quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT; những nghiên cứu ngoài nước và trong nước về giao tiếp và quản lý giáo dục hành vi giao tiếp; những khái niệm cơ bản về giao tiếp, hành vi giao tiếp có văn hóa, quản lý và quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh THPT. Đó chính là cơ sở để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa ở trường THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình và từ đó đề ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN THÁI BÌNH

2.1. Khái quát tình hình đặc điểm nhà trƣờng

Trường THPT Lê Quý Đôn - Thành phố Thái Bình nằm ở trung tâm Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thái Bình. Trường được thành lập từ năm 1957 là trường THPT đầu tiên của tỉnh Thái Bình đến nay đã trải qua 57 năm xây dựng và trưởng thành. Năm học 2013-2014 trường có 41 lớp với tổng số học sinh là 1890, số cán bộ giáo viên là 98 người, quy mô năm tiếp theo là 42 lớp. Nhà trường hiện có 39 phòng học kiên cố ở dãy nhà học 4 tầng và dãy nhà học 2 tầng, có 2 phòng học cấp 4, 2 phòng học máy chiếu cố định, 2 phòng học máy tính, 1 phòng học tiếng, nhà Hiệu bộ có 24 phòng đủ các phòng làm việc của BGH, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các phòng tổ bộ môn đều được trang bị bàn ghế, máy vi tính có kết nối mạng để làm việc.

Trường có 1 chi bộ Đảng với 30 đảng viên do đồng chí Hiệu trưởng làm bí thư chi bộ, nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn nhà trường liên tục là công đoàn vững mạnh. Ban giám hiệu gồm 3 đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác. Có 2 đồng chí đang học thạc sĩ quản lý giáo dục.

Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đều đạt chuẩn trong đó có 8 đồng chí trên chuẩn (4 thạc sĩ vật lý, 2 thạc sĩ toán, 2 thạc sĩ văn). Phần lớn giáo viên của trường đều có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, đoàn kết, tính gắn bó cao.

Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm từ 98 % trở lên bao giờ cũng đạt và vượt mức trung bình của tỉnh. Chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ học sinh vi phạm kỷ luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm, không có học sinh sử dụng ma tuý. Vai trò và vị thế của nhà trường ngày càng được nâng cao.

Địa bàn tuyển sinh của nhà trường là các phường xã của Thành phố Thái Bình là nơi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ song cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường về an ninh trật tự và an toàn xã hội. Những ảnh hưởng từ ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi giao tiếp thiếu văn hóa trong quan hệ giao tiếp của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ thông tin như Internet, điện thoại, lối sống, phong cách ăn mặc…có tác động không nhỏ đến việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh của nhà trường.

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại đạo đức 3 năm gần đây

Năm học Tổng số HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả xếp loại đạo đức

Tốt Khá TB Yếu Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011-2012 1917 1486 77,4 402 21,0 28 1,5 1 0,1 2012-2013 1881 1478 78,6 356 18,9 29 1,5 18 1,0 2013-2014 1891 1563 82,7 297 15,7 30 1,6 1 0,1

Bảng 2.2: Số lƣợng học sinh bị kỷ luật hàng năm

Năm học Số lƣợng Lý do bị kỷ luật Hình thức kỷ luật

2011-2012 12=0,6% Vi phạm nhiều lần nội quy, vô lễ với giáo viên, đánh nhau

1em đuổi học 1 năm, 11 em cảnh cáo trước toàn trường 2012-2013 10=0,5% Vi phạm nhiều lần nội quy,

vô lễ với giáo viên

Cảnh cáo trước toàn trường

2013-2014 11=0,6% Vi phạm nhiều lần nội quy, vô lễ với giáo viên, đánh nhau

2 em đuổi học 1 năm, 9 em cảnh cáo trước toàn trường Qua các bảng số liệu 2.1 cho thấy phần lớn học sinh có hạnh kiểm khá tốt, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt hàng năm đều ở mức trên 97% trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó hạnh kiểm tốt ở mức 77% đến 82%. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu hàng năm từ 1,6% đến 2,5%. Như vậy vẫn có một bộ phận học sinh có ý thức rèn luyện đạo đức chưa tốt. Thực tế qua xét duyệt hạnh kiểm hàng năm của nhà trường đối chiếu với tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm theo quy chế 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo những học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu đều là những học sinh vi phạm nhiều lần nội quy quy định của nhà trường trong đó chủ yếu là có hành vi giao tiếp lệch chuẩn thiếu văn hóa như có lời nói vô lễ với giáo viên, ăn mặc đầu tóc phản cảm không đúng quy định, có hành vi sử dụng điện thoại thiếu văn hóa. Một số học sinh có lời nói thô tục, cử chỉ điệu bộ thiếu văn hóa, không tôn trọng người khác, không biết nói lời cảm ơn xin lỗi... từ đó dẫn đến các hành vi ứng xử thô bạo như đánh nhau phải xử lý kỷ luật.

Thực tế một số học sinh phải xử lý kỷ luật trong những năm qua của nhà trường qua kết quả ở bảng 2.2 đều có nguyên nhân từ việc có hành vi giao tiếp thiếu văn hóa với thầy cô giáo, với bạn bè song khi được giáo dục đã có những tiến bộ nhất định.

2.2. Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh trƣờng THPT Lê Quý Đôn

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT Lê Quý Đôn, Thành phố Thái Bình một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến kết hợp với trao đổi trực tiếp, CBQL và giáo viên nhà trường: 80; Ban đại diện cha mẹ HS, chi hội trưởng chi hội HS, cha mẹ HS: 200 và 200 học sinh của các lớp 10A1, 11A4, 11A14, 12G.

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về HVGTCVH và vai trò của giáo dục HVGTCVH sinh về HVGTCVH và vai trò của giáo dục HVGTCVH

2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo dục HVGTCVH cho học sinh

Qua khảo sát CBQL và giáo viên của nhà trường nhận thức về vai trò và mức độ quan trọng của công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh với 80 người, thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

TT Mục đích giáo dục Mức độ (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 1 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa là để

giáo dục đạo đức học sinh. 74 92,5 6 7,5 0 0,0

2

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa là để tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường và góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.

68 85,0 12 15,0 0 0,0

3 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa tạo ra

các mối quan hệ tốt đẹp đối với học sinh. 40 50,0 40 50,0 0 0,0

4

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa góp phần tạo nên giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

59 73,7 21 26,2 0 0,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để học sinh hướng tới cái hay, cái đẹp, đến giá trị chân -thiện-mỹ.

61 76,3 19 23,7 0 0,0

6

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để hình thành thói quen trong hành vi giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho học sinh.

63 78,8 17 21,2 0 0,0

7 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để học

sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. 20 25,0 60 75,0 0 0,0 8 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để học

sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung. 22 27,5 58 72,5 0 0,0

9

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh giúp học sinh phòng tránh nguy cơ mắc tệ nạn xã hội, phòng tránh bạo lực học đường.

47 58,8 33 41,2 0 0,0

10 Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

Có tới 92,5% cho rằng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh là để giáo dục đạo đức học sinh, 85% cho rằng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh là để tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường và góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh;78,8% giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để hình thành thói quen trong hành vi giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực xã hội cho học sinh; 76,3% ý kiến cho rằng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa để học sinh hướng tới cái hay, cái đẹp, đến giá trị chân - thiện - mỹ; 73,4% ý kiến cho rằng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa tạo nên giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh là rất quan trọng. Số ý kiến còn lại của các nội dung trên đều cho là quan trọng.

Các nội dung khác về giáo dục dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh là: Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh giúp học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 47)