Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 115)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục HVGTCVH cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Số người được xin ý kiến là 285 trong đó: CBQLGD các cấp và cán bộ, giáo viên nhà trường: 85; Ban đại diện cha mẹ HS, của trường, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và cha mẹ HS các lớp 10A1, 11A4, 12G: 200.

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp được đánh giá theo 3 mức độ: Rất cần thiết (RCT): 3 điểm, cần thiết (CT): 2 điểm, không cần thiết (KCT): 1 điểm.

Phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp cũng được đánh giá theo 3 mức độ: Rất khả thi (RKT): 3 điểm, khả thi (KT): 2 điểm, không khả thi (KKT): 1 điểm.

Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc. Kết quả thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 105 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1: , tính khả thi và tƣơng quan

giữa tính cần thiế

TT Biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

RCT CT KCT X hạng Thứ RKT KT KKT X hạng Thứ

1

Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của Đảng, nhà nước, của ngành, xây dựng các các nội quy, quy định về chuẩn mực hành vi giao tiếp có văn hóa đối với học sinh

236 49 0 2,83 5 217 68 0 2,76 6 2 Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

271 14 0 2,95 1 265 20 0 2,93 1

3

Đa dạng hóa các hình thức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

257 28 0 2,90 3 253 32 0 2,89 2

4

Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

265 20 0 2,93 2 252 33 0 2,88 3

5

Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

227 58 0 2,80 6 221 64 0 2,78 5

6 Xây dựng môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 106 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi RCT CT KCT X hạng Thứ RKT KT KKT X hạng Thứ trong nhà trường 7 Tổ chức tốt việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh

248 37 0 2,87 4 235 50 0 2,82 4

8

Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hành vi giao tiếp cho học sinh

221 64 0 2,78 7 215 70 0 2,75 7

Tổng 1925 355 0 1850 430 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 107 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về tính cần thiết và tính khả thi, sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Cả 8 biện pháp đề xuất đều được 100% CBQL, giáo viên, cha mẹ HS tán thành và đều khẳng định là cần thiết và khả thi. Trong 8 biện pháp trên thì các biện pháp 2, biện pháp 4 và biện pháp 7 có giá trị trung bình cao hơn các biện pháp còn lại. Biểu đồ cũng đã thể hiện rất rõ các biện pháp có sự tương ứng về chỉ số giữa 2 cấp độ đó là tính cần thiết, tính khả thi của từng biện pháp, mức tương quan này cũng chỉ ra rằng việc nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong công tác giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh là điều quan trọng và cần thiết phải được ưu tiên hàng đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 108 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 3

Vấn đề giáo dục HVGTCVH cho HS THPT là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm tạo ra nét đẹp trong văn hóa học đường nói riêng và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh nói chung mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy các nhà trường cần có những biện pháp cụ thể nhằm quản lý và giáo dục HVGTCVH cho HS nhất là trong giai đoạn hiện nay hành vi giao tiếp của HS chịu sự tác động ảnh hưởng không nhỏ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Dựa trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, xuất phát từ thực tiễn nhà trường tác giả đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giáo dục có hiệu quả HVGTCVH cho HS trường THPT Lê Quý Đôn nhằm xây dựng văn hóa giao tiếp cho HS nhà trường, góp phần xây dựng môi trường nhà trường có kỷ cương, có nề nếp và có văn hóa. Các biện pháp đề xuất có quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau. Các biện pháp 1, biện pháp 2 và biện pháp 8 đóng vai trò định hướng, các biện pháp còn lại chính là quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Để các biện pháp có tính hiệu quả cao phải có các điều kiện: đội ngũ cán bộ, giáo viên và các lực lượng tham gia phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục HVGTCVH cho HS đồng thời mỗi cán bộ giáo viên phải thực sự gương mẫu về giao tiếp ứng xử là tấm gương cho HS, các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ thường xuyên và liên tục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 109 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh ở trường THPT lê quý đôn, tỉnh thái bình (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)