- Bão hòa CO2: trong quá trình lên men, bia được carbonic hóa ở nhiều thời điểm
4. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CẢI TẠO ĐẤT
Đất có tính đệm và lọc vì vậy có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn sự phân tán của các chất ô nhiễm. Tuy nhiên, với sự phát triển của cơng nghiệp hố học và các ngành cơng nghiệp như: khai khống, chế tạo máy, cơng nghiệp sơn... sự phát tán của các chất ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự cân bằng của đất gây nên hiện tượng tích tụ và làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
Trong số các chất gây ô nhiễm đất trồng người ta quan tâm nhiều đến các kim loại nặng, các thuốc hoá học bảo vệ thực vật hữu cơ. Tái sinh đất ô nhiễm bằng phương pháp sinh học không chỉ giải quyết về mặt mơi trường mà cịn có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Chúng ta đều biết, các acid hữu cơ có thể hịa tan và làm linh động hơn các hợp chất kim loại nặng không tan. Trong tự nhiên một số vi sinh vật vùng rễ cây trồng có khả năng sản sinh ra các acid hữu cơ và tạo
phức với kim loại nặng hoặc các kim loại độc hại với cây trồng (Al, Fe...), một số khác có khả năng phân hủy hợp chất hoá học nguồn gốc hữu cơ.
Công nghệ vi sinh vật trong cải tạo đất bị ô nhiễm là sử dụng các loại vi sinh vật có khả năng phân giải hoặc chuyển hố các chất gây ơ nhiễm trong đất qua đó tạo lại cho đất sức sống mới. Ngoài ra, các vi sinh vật sử dụng cịn có khả năng phân hủy các phế thải hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ đất, tạo ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật làm ổn định cấu trúc đất ở vùng rễ cây trồng.
Các vi sinh vật thường dùng trong cải tạo đất thối hố, đất có vấn đề do ơ nhiễm có thể kể đến là nấm rễ nội cộng sinh (VAM-Vascular abuscular mycorhiza) và vi
khuẩn Pseudomonas.