Công nghệ lên men acid citric

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 114)

- Sự tạo thành ester: Cùng với việc tạo ra acid và alcol, dưới tác dụng của enzyme esterase của nấm men, các acid và alcol tác dụng với nhau tạo ra các ester

3. CÁC SẢN PHẨM ACID HỮU CƠ 1 Lên men lactic acid

3.2.3. Công nghệ lên men acid citric

Nguyên liệu dùng trong sản xuất là rỉ đường và tinh bột. Rỉ đường là nguyên liệu thường dùng và kinh tế hơn cả. Cũng có thể sử dụng tinh bột tan, nhưng người ta hay dùng dịch đường thủy phân từ tinh bột. Gần đây, có công nghệ sản xuất acid citric bằng cách cấy mốc trên cơ chất bột sắn thu được hiệu suất cao và hiệu quả các quá trình là rất kinh tế.

Nhiệt độ thích hợp cho phát triển và lên men là 30 – 320C. Nguồn carbon tốt nhất đối với A. nigerlà saccharose. Nồng độ đường trong môi trường 10 – 20% là thích hợp hơn cả. Nguồn nitrogen vô cơ dùng trong lên men acid citric tốt nhất là nitrate, còn nitrogen hữu cơ là nước chiết đậu tương. Ngoài ra, trong môi trường lên men cần bổ sung các nguyên tố khoáng P, Mg, K, Fe và Zn.

Acid citric có thể sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy bề mặt hoặc bằng phương pháp lên men chìm. Trong quá trình nuôi cấy bề mặt, nấm mốc tạo thành màng trên môi trường dinh dưỡng còn trong nuôi cấy chìm sợi nấm nằm toàn bộ trong dịch lên men. Phương pháp lên men chìm có nhiều ưu điểm hơn phương pháp lên men bề mặt: có thể lên men với lượng lớn hơn, hiệu suất lên men cao hơn, đảm bảo vô trùng trong quá trình nuôi, rút ngắn được thời gian lên men, dễ tự động hóa và giảm được nguồn lao động. Do vậy, hiện nay người ta sản xuất acid citric chủ yếu bằng phương pháp nuôi cấy chìm.

Quá trình lên men sản xuất acid citric gồm các công đoạn sau: *Hoạt hóa giống và nhân giống sản xuất

Giống được hoạt hóa trong phòng thí nghiệm và thu nhận một lượng lớn bào tử nuôi cấy trên môi trường bề mặt. Sau đó chuẩn bị môi trường nhân giống bằng cách cho rỉ đường 3 – 4%, bổ sung dung dịch các chất dinh dưỡng vào nồi nhân giống, cấy giống vào môi trường với lượng 3g giống khô trong 2 – 3 lít dung dịch đường. Sau đó cung cấp khí vô trùng và đảo trộn, duy trì áp suất trong nồi 0,1 – 0,2atm, nhiệt độ 34 – 350C, thời gian nuôi 28 – 36 giờ.

*Chuẩn bị môi trường lên men

Trước hết, dùng hơi nóng cao áp để tiệt trùng thiết bị và đường ống. Sau đó cho dung dịch rỉ đường vơi hàm lượng 3 – 4% và các chất dinh dưỡng khác vào nồi, khuấy đều. Sau khi thanh trùng, cấy giống từ nồi nhân giống vào nồi lên men. Trong quá trình chuẩn bị môi trường, cần chuẩn bị dịch rỉ đường vô trùng với nồng độ 25 – 28% để bổ sung vào nồi lên men trong quá trình nuôi.

*Lên men

Trong quá trình lên men, lượng đường giảm dần, dùng dung dịch rỉ đường có nồng độ 25 – 28% để bổ sung gián đoạn vào nồi lên men. Thời kỳ đầu duy trì nhiệt độ 33 – 340C, sau khi quá trình lên men tạo acid mạnh thì giữ ở nhiệt độ 31 – 320

C. *Tách nấm mốc

Trước khi kết thúc quá trình lên men cần kiểm tra dịch lên men cách 4-6 giờ. Nếu hàm lượng acid không thay đổi thì coi như kết thúc quá trình lên men. Dịch lên men được đun nóng lên 60 – 650

C và chuyển vào thùng trung gian để tách sinh khối. Sinh khối nấm mốc được tách bằng thiết bị lọc chân không.

*Tạo calcium citrate

Trong dung dịch đã lên men là các hợp chất: acid citric, acid gluconic, acid oxalic, đường không lên men và các loại muối khoáng. Acid citric được tách bằng cách cho chúng liên kết với Ca2+để tạo thành muối calcium citrate ít tan.

Quá trình tạo muối được tiến hành như sau: dịch lên men đã tách sinh khối được cho vào nồi trung hòa bằng sữa vôi (có khuấy) và đun sôi. Quá trình trung hóa kết thúc khi pH=6,8 – 7,5. Sau đó dùng thiết bị lọc chân không để tách các chất kết tủa là canxi citrat và canxi oxalat, sau đó đem sấy khô.

*Tách acid citric

Sử dụng H2SO4 để tách acid citric từ muối calcium citrate. Đầu tiên hòa tan acid citric trong muối calcium citrate bằng nước, khuấy trộn và cho H2SO4, đun sôi khoảng 10 – 15 phút.

Để tách calcium oxalate có mặt trong acid citric, sử dụng một lượng dư acid sulfuric khi đó calcium oxalate sẽ kết tủa với thạch cao được tạo thành và trong dung dịch chỉ còn acid citric. Lọc chân không để loại kết tủa có chứa thạch cao, calcium oxalate, than hoạt tính, các sulfur của các kim loại nặng.

Cô dung dịch acid citric trong thiết bị cô chân không. Giai đoạn đầu đạt tỷ trọng 1,24 – 1,26; giai đoạn hai đạt tỷ trọng 1,32 -1,36 tương ứng với nồng độ 80% acid citric.

* Kết tinh và sấy khô acid citric

Hạ nhiệt độ đến 35 – 370C thì cho mầm kết tinh (citric acid) vào để kết tinh và tiếp tục làm lạnh đến 8 – 100C và cho khuấy liên tục trong 30 phút. Sau đó cho sang thiết bị cô ly tâm để tách tinh thể đưa đi sấy khô, thu nhận sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)