, NO3− peptone các amino acid (sử dụng ở quy mơ phịng thí nghiệm).
3.4. Chất béo trong công nghệ vi sinh vật
Trong lên men các chủng vi sinh vật hiếu khí vì cần phải thổi khí và khuấy liên tục, cho nên mơi trường tạo thành nhiều bọt. Khối bọt hình thành ngày càng nhiều và có thể trào ra ngồi thùng lên men qua các khe hở của các chi tiết gây tạp nhiễm và làm giảm sự hiếu khí của mơi trường.
Có nhiều biện pháp để chống bọt. Một trong các biện pháp là dùng các chất có hoạt tính bề mặt như dầu thực vật, mỡ cá voi và một số chất phá bọt tổng hợp.
Các loại dầu thực vật thường dùng là dầu lạc, dầu ngô, dầu đậu tương, dầu lanh, dầu hướng dương, dầu bông.
Chất béo được bổ sung vào môi trường lên men làm nhiều lần. Số lượng chất béo bổ sung tùy thuộc vào mức độ tạo bọt của môi trường. Nếu lượng chất béo dùng quá nhiều sẽ làm chậm q trình đồng hóa hydratcarbon. Dưới tác dụng lipase của các vi sinh vật chất béo sẽ bị phân hủy thành glycerine và các acid béo. Vi sinh vật có thể sử dụng glycerine và các acid béo như là những nguồn C.
Ngoài ra lượng chất béo phá bọt cao sẽ làm cho mơi trường có độ nhớt lớn, tạo thành các hạt nhũ tương của các loại xà phòng, đặc biệt là trong mơi trường có carbonat canxi, làm cho mơi trường giảm mức độ hiếu khí và vi sinh vật sinh trưởng kém, giảm hiệu suất sinh tổng hợp.
Chất béo có mặt trong mơi trường với tư cách là nguồn dinh dưỡng carbon khi vi sinh vật có khả năng tiết ra enzyme lypase sẽ phân huỷ chất béo thành glycerine và các acid béo, sau đó được đồng hóa tiếp vào con đường EMP và kết hợp chuyển hóa với hợp chất có CoA rồi vào chu trình Krebs.