, NO3− peptone các amino acid (sử dụng ở quy mơ phịng thí nghiệm).
4. ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH LÊN MEN
1.3.1. Tác nhân vi sinh vật
Các chủng giống vi tảo được chọn để sử dụng sản xuất ở quy mô lớn cần đáp ứng được các đặc điểm sau đây:
* Tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất quang hợp cao, có khả năng chống chịu với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời, nồng độ muối cao, chống chịu được một số bệnh.
* Sinh khối có hàm lượng và chất lượng protein cao, không chứa độc tố
* Tế bào luôn ở trạng thái huyền phù, dễ thu hồi bằng cách vớt, lọc hay ly tâm. Trong nuôi trồng hiện nay, người ta sử dụng phổ biến một số loại vi tảo như
Chlorella, Scenedesmus và vi khuẩn lam như Spirulina.
Chi Chlorella đã được Beijerinski phát hiện từ năm 1890, hiện đã được nghiên cứu nuôi và trồng đại trà từ những năm 1950 tại Mỹ và châu Âu. Là loại tảo đơn bào, kích thước nhỏ (khoảng 1µm), tự dưỡng; một số lồi có thể sống khơng cần ánh sáng và sử dụng nguồn hữu cơ như glucose, acetate. Các lồi thường sử dụng trong ni trồng để thu sinh khối là Chlorella elipsoidea, Chlorella vulgaris, Chlorella pyrenoidosa.
Hình 5.6. Chlorella vulgaris
Chi Scenedesmus có số lượng lồi ít, là sinh vật tự dưỡng nhưng cũng có khả năng phát triển khơng cần ánh sáng, trong bóng tối chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ như đường đơn, acetat và giải phóng CO2 và H2O. Scenedesmus có khả năng sản sinh các enzyme protease, amylase ngoại bào. Sinh khối Scenedesmus có hàm lượng protein cao, khoảng 50 – 55% khối lượng khô và được coi là nguồn SCP đáng chú ý để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Một số lồi thường được sử dụng trong ni trồng để thu sinh khối là Scenedesmus acuminatus, Scenedesmus acutiformis và Scenedesmus costulatus.
Giống Spirulina có các lồi sau đây được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thu sinh khối là Spirulina platensis, Spirulina maxima.
Hiện nay Spirulina được sử dụng nhiều nhất trong các loại vi tảo do có các ưu điểm sau:
+ Hàm lượng protein trong tảo Spirulina đạt 60 – 70% (Chlorella chỉ đạt 40 – 50%).
+ Tốc độ sinh trưởng cao, vòng đời ngắn 3 – 5 ngày
+ Có hình dạng sợi lị so xoắn, kích thước lớn (0,2 – 0,5 mm), nổi trên bề mặt nước nên dễ thu hoạch.
+ Tảo Spirulina có thành tế bào mỏng, dễ hấp thu
+ Hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời cao 3 – 4,5% (trong khi lúa 0,25%) + Hệ số sử dụng carbon cao (50 – 85%), tảo Chlorella 30%.