Quá trình lên men

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 122)

- Bão hòa CO2: trong quá trình lên men, bia được carbonic hóa ở nhiều thời điểm

4.1.3.Quá trình lên men

4. CÁC SẢN PHẨM VITAMIN VÀ ACID AMIN 1 Riboflavin (Vitamin B2)

4.1.3.Quá trình lên men

Có thể ni cấy nấm để sản xuất vitamin B2 theo phương pháp nuôi cấy bề mặt hoặc ni cấy chìm.

Trong phương pháp ni cấy bề mặt có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu như khô lạc, khơ đậu tương, các loại cám, mầm thóc, mầm đại mạch… Hàm lượng vitamin B2 được tạo thành trên một số môi trường nuôi cấy bề mặt như sau (đơn vị γ/g): bã mía

130, khơ hạt bơng 1000, khơ đậu tương 2200, khô lạc 3500, mầm đại mạch 6000, mầm thóc 5000, bã đậu 3000.

Trong cơng nghiệp thường sử dụng phương pháp ni cấy chìm để sản xuất. Thành phần môi trường như sau: saccharose 5%, dịch thủy phân protein 3%, phơi lúa mì 1%, cao thịt 0,3%, KH2PO4 0,3%, NaCl 0,25%, pH ban đầu 6.

Lượng giống được cho vào thùng lên men tỷ lệ 1 – 1,5%, nhiệt độ lên men là 28 – 300C, thổi khí liên tục, thời gian 7 ngày. Nếu bổ sung chất béo năng suất thu nhận riboflavin sẽ rất cao.

Riboflavin được tổng hợp trong tế bào nấm và được thoát ra ngồi mơi trường ni cấy. Tuy nhiên khơng phải tất cả riboflavin đều thốt ra mơi trường bên ngồi mà trong tế bào còn một lượng lớn riboflavin. Tỷ lệ riboflavin ngoại bào và nội bào phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh trưởng của giống sử dụng.

Trong quá trình lên men sự thay đổi pH rất phức tạp, hai ngày đầu pH giảm rõ rệt, sau đó pH tăng nhanh cùng với sự tạo thành riboflavin. Sử dụng 0,2% dầu đậu nành làm chất phá bọt trong quá trình lên men. Năng suất lên men thường đạt từ 800 – 1700γ/ml riboflavin.

Dịch lên men được tiến hành cô chân không và sấy thành phẩm bằng thiết bị sấy hình trống, sản phẩm thu được có độ ẩm < 8% đóng gói và bảo quản. Có thể thu riboflavin tinh khiết từ những chế phẩm thô.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 122)