Máy phục vụ đo lường, tự động hoá trong công nghiệp vi sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 76)

, NO3− peptone các amino acid (sử dụng ở quy mô phòng thí nghiệm).

4. ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH LÊN MEN

4.3. Máy phục vụ đo lường, tự động hoá trong công nghiệp vi sinh

Việc đo và phân tích khí thoát ra khỏi thiết bị lên men cho phép theo dõi sự tiến triển của quá trình lên men và lập bảng cân bằng. Người ta có thể sử dụng máy phân tích khí tự ghi cổ điển đặt trên đường ống thoát của thiết bị lên men.

Mặt khác, việc đo độ nhớt quan trọng nếu trong quá trình phát triển của vi sinh vật, nhất là các nấm, môi trường lỏng trở thành nhớt. Việc khuấy trộn và thông khí môi trường như thế rất khó. Đại lượng đó được đo đạt bằng một máy quay có tốc độ không đổi ở một nhiệt độ xác định, khi tốc độ giảm thì đó là độ nhớt tăng lên.

Cuối cùng, việc xây dựng đường cong phát triển của một vi sinh vật đôi khi được thực hiện liên tục bằng cách dùng quang kế điện đo mật độ quang học, một trong hai cốc của máy so màu được đậy kín và có dòng môi trường vô khuẩn đi qua rồi trở về môi trường nhờ bơm. Mặt khác, người ta thử dùng máy đo độ đục có bộ phận quang điện bọc kín, đặt ngay bên trong thiết bị lên men để đo mật độ quang. Cũng theo nguyên tắc đó, việc đo lường liên tục số lượng đường do vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phát triển được thực hiện bằng khúc xạ kế.

Tất cả những phương pháp đo và tự động hoá đó được ứng dụng trong kỹ thuật lên men liên tục, nó là tương lai của ngành công nghiệp vi sinh.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân loại các phương pháp lên men vi sinh vật.

2. So sánh quá trình động học phát triển của vi sinh vật trong quá trình lên men gián đoạn và lên men liên tục.

3. Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men 4. Trình bày các giai đoạn chính của quá trình lên men.

5. Hãy nêu các phương pháp thu nhận sản phẩm của quá trình lên men. 6. Trình bày các phương pháp khử trùng trong quá trình lên men.

Chương 5. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG NGHỆ VI SINH 1. SINH KHỐI VI SINH VẬT

Công nghệ lên men thu nhận sinh khối vi sinh vật là quá trình nuôi cấy các chủng thuần khiết hoặc hỗn hợp một số chủng vi sinh vật. Sinh khối là những tế bào vi sinh vật dùng làm nguồn protein trong dinh dưỡng động vật được gọi là protein đơn bào (SCP – single cell protein).

Sinh khối vi sinh vật được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sinh khối nấm men dùng trong sản xuất bánh mỳ, được gọi là men bánh mỳ; sinh khối vi khuẩn dùng làm phân bón; sinh khối vi khuẩn Bacillus thuringiensis sử dụng làm thuốc trừ sâu; hay sinh khối vi sinh vật có hệ enzyme phân hủy chất hữu cơ dùng trong xử lý nước thải, chất thải bảo vệ môi trường.

* Ưu điểm của quá trình sản xuất protein đơn bào từ vi sinh vật:

- Không giống quá trình trồng trọt, chăn nuôi, sản phẩm protein từ vi sinh vật (sinh khối) có thể thu hoạch toàn bộ, dễ dàng, hiệu suất cao.

- Diện tích để nuôi cấy vi sinh vật không lớn.

- Tốc độ sinh sản của vi sinh vật cao, tương ứng với tốc độ sản sinh protein, có thể gấp 100 -1000 lần so với gia súc

- Nuôi cấy vi sinh vật không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của địa phương - Có thể phân lập và lựa chọn chủng giống thích hợp cho từng quy trình.

- Sản xuất protein từ các vi sinh vật sử dụng nguyên liệu phi protein – phế liệu hoặc phụ phẩm từ công nghiệp khác. Nguyên liệu sử dụng đa dạng, phong phú và rẻ tiền: như rỉ đường, dịch thủy phân gỗ tạp, rơm rạ, bã mía…góp phần khắc phục ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, đa số protein sản xuất từ vi sinh vật mới được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chỉ một lượng nhỏ được sử dụng làm thức ăn cho người. Vì muốn làm thức ăn cho con người cần phải có một số nghiên cứu tiếp tục như: loại bỏ tạp chất, tinh chế để thu nhận chế phẩm protein tinh khiết, có thành phần phù hợp với dinh dưỡng của con người và tạo vị thơm, ngon hợp khẩu vị hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)