, NO3− peptone các amino acid (sử dụng ở quy mô phòng thí nghiệm).
3.5. Nước dùng trong công nghệ vi sinh
Nước là thành phần cơ bản nhất và thường được sử dụng với số lượng rất nhiều trong lên men công nghiệp. Do đó chất lượng nước phải được đảm bảo để không xảy ra những phản ứng hoá học khi tiến hành lên men hoặc không để xảy ra những tác động của vi sinh vật lạ xâm nhập từ nước vào quá trình lên men. Nước trước khi sử dụng phải xử lý để đảm theo tiêu chuẩn qui định. Chất lượng nước phải được xem xét ở các chỉ số:
- Độ cứng: được thể hiện bằng sự có mặt của ion Ca2+
và Mg2+ có trong nước. Muối carbonate của hai ion này biểu hiện độ cứng tạm thời. Còn các ion khác như ion Cl−, SO42-, NO3− là biểu hiện độ cứng vĩnh cửu. Nước dùng trong lên men phải có độ cứng chung không quá 7mg đương lượng.
- Độ oxy hoá của nước: cho biết mức độ nhiễm bẩn của nước bởi các chất hữu cơ. Chỉ số này được biểu hiện bằng mg O2/lít.
- Chỉ số vi sinh vật, đặc biệt là những vi sinh vật gây bệnh: là một chỉ số quan trọng, nó biểu hiện sự nhiễm bẩn sinh học. Nước chứa nhiều vi sinh vật sẽ không được sử dụng trong các quá trình lên men. Chỉ tiêu vi sinh vật trong nước dùng trong quá trình lên men được xác định như sau:
+ Tổng số vi sinh vật hiếu khí < 1000 tế bào/lít + Chuẩn độ Coli không quá 300 ml
+ Chỉ số Coli không quá 1 tế bào/lít
Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu quan trọng khác cần xác định là: + Cặn khô: không quá 1000 mg/lít
+ Cặn sulfate: không quá 500 mg/lít + Cặn clorua: không quá 350 mg/lít.
Nước dùng trong các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu kỹ thuật ở các phòng thí nghiệm thường đã qua chưng cất. Nước chưng cất đảm bảo tuyệt đối về chất lượng hóa học cũng như chất lượng vi sinh vật.
Nước dùng trong các quá trình lên men theo quy mô công nghiệp phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn nước uống. Nước này phải không có màu, mùi, vị lạ, không chứa các kim loại nặng (Hg, Ba, Pb…) và phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn ở trên. Để đảm bảo đúng các yêu cầu như trên nước bắt buộc phải qua xử lý.
Phương pháp xử lý nước bằng cột trao đổi ion được sử dụng rộng rãi, phương pháp này sẽ làm sạch các loại muối vô cơ có trong nước.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy so sánh quá trình phân giải glucose thông qua các con đường EMP, PP, ED.
2. Nêu vai trò của chu trình Krebs.
3. Hãy nêu các nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật.
4. Hãy phân tích vai trò của các nguồn nguyên liệu dùng trong công nghệ vi sinh. 5. Hãy nêu các chỉ tiêu của nguồn nước trong quá trình sản xuất.
Chương 4. KỸ THUẬT VÀ ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH LÊN MEN 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN VI SINH VẬT
Dựa vào bản chất và kỹ thuật vận hành quá trình lên men, người ta có thể phân chia các phương pháp lên men vi sinh vật theo các tiêu chí khác nhau như:
+ Căn cứ vào đặc tính cơ lý của môi trường lên men, có thể phân biệt lên men trên môi trường rắn – xốp và lên men trong môi trường lỏng.
+ Căn cứ vào nhu cầu cung cấp oxygen cho quá trình lên men, có thể phân biệt lên men hiếu khí, lên men kỵ khí.
+ Căn cứ vào chế độ công nghệ lên men để phân biệt: lên men gián đoạn, lên men bán liên tục, hay lên men liên tục.
+ Căn cứ vào kỹ thuật điều khiển đường hướng trao đổi chất của vi sinh vật: lên men thường, lên men hai pha, lên men định hướng