Khung pháp lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 93)

Hội đồng trọng tài đã xem xét những khía cạnh chính về khung pháp lý liên quan đến quyết định này về mặt tố tụng.

Tr-ớc hết, tham chiếu Công -ớc ICSID mà Albania đã thông qua ngày 15/10/1991 và đã có hiệu lực đối với Albania từ 14/11/1991. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, nó chỉ ra rằng không bên nào có một sự đồng ý cụ thể về trọng tài ICSID trong hợp đồng giữa Tradex và Albania. Theo Tradex, Albania đã chấp thuận đ-a vụ việc ra giải quyết tại trọng tài ICSID theo Luật Albania số 7764 ngày 02/11/1993 (Luật 1993) và trong hiệp -ớc đầu t- song ph-ơng giữa

Thuỵ Sĩ và Albania vào 01/8/1991. Phía bên kia, Albania khiếu nại rằng không có sự đồng ý về giải quyết vụ việc tại trọng tài ICSID là không chân thực trong hai công cụ này đối với vụ kiện hiện tại.

Đầu năm 1990, Albania đã ban hành những luật liên quan đến đầu t- n-ớc ngoài:

Luật Albania số 7406 ngày 31/7/1990, về bảo vệ đầu t- n-ớc ngoài cung cấp những tr-ờng hợp cụ thể mà đầu t- n-ớc ngoài ở Albania sẽ không bị sung công và những biện pháp t-ơng tự khác, trừ những tr-ờng hợp cụ thể đ-ợc thực hiện vì mục đích công cộng, và luôn luôn có việc thanh toán đầy đủ những "thiệt hại".

Luật này đã đ-ợc thay thế bởi Luật Albania số 7512 ngày 10/8/1991, trong đó đ-a ra những tr-ờng hợp cụ thể mà đầu t- n-ớc ngoài sẽ không bị sung công hoặc những biện pháp t-ơng tự trừ những tr-ờng hợp cụ thể và với bất kỳ mức độ nào có việc thanh toán đầy đủ "những bồi th-ờng".

Luật này lại đ-ợc thay thế bằng Luật Albania số 7496 ngày 4/8/1992, trong đó cung cấp những tr-ờng hợp cụ thể:

Điều 9

Đầu t- n-ớc ngoài ở Albania đ-ợc bảo vệ và bảo đảm hoàn toàn. Đầu t- n-ớc ngoài không thể bị quốc hữu hoá, sung công, hoặc là đối t-ợng của các biện pháp t-ơng đ-ơng khác trừ tr-ờng hợp đặc biệt vì lợi ích công cộng và luôn luôn cùng với các thủ tục pháp lý, với sự bồi th-ờng và không phân biệt đối xử, Việc bồi th-ờng phải thực hiện ngay, đúng và hợp lý.

Điều 15

Sự không đồng ý của nhà đầu t- n-ớc ngoài đ-ợc cấp phép theo pháp luật và Hội đồng Bộ tr-ởng, Bộ hoặc các cơ quan quyền lực địa ph-ơng liên quan đến:

a. Bất kỳ vấn đề nào đ-ợc thực hiện với sự phân biệt đối xử hoặc những vấn đề khác liên quan đến việc bồi th-ờng vì lý do đã đ-ợc thấy tr-ớc trong Điều 9 và 10 của Luật này.

b. Tính hợp pháp hoặc mở rộng tính hợp pháp về cho phép sẽ đ-ợc đ-a ra để giải quyết tại một cơ quan trọng tài quốc tế theo qui định của Uỷ ban trọng tài của UNO về Các quyền Th-ơng mại Quốc tế, có hiệu lực vào thời điểm chuyển giao sự cho phép, trừ những tr-ờng hợp khi giữa ng-ời cho phép và nhà đầu t- n-ớc ngoài, ng-ời nhận sự cho phép, đã thoả thuận bằng văn bản về sự cho phép. Bất kỳ quyết định nào về trọng tài này là hợp thức và bắt buộc đối với các bên.

Bất chấp những khía cạnh thực tế của bản dịch tiếng Anh về luật này, các bên đồng ý rằng sẽ giải quyết theo các quy tắc của trọng tài UNCITRAL.

Liên quan nhiều nhất đến vụ việc hiện tại là Luật Albania số 7764 ngày 02/9/1993 (Luật 1993) có hiệu lực ngày 01/01/1004, qui định nh- sau:

Điều 8 - Giải quyết tranh chấp

1. Nếu một tranh chấp đầu t- n-ớc ngoài phát sinh giữa nhà đầu t- n-ớc ngoài và một bên t- nhân Albania hoặc một doanh nghiệp nhà n-ớc Albania, và nó không thể giải quyết một cách thân thiện, thì nhà đầu t- n-ớc ngoài có thể lựa chọn đệ trình tranh chấp ra giải quyết theo một thủ tục giải quyết tranh chấp đã đ-ợc thoả thuận tr-ớc đó và thích hợp. Nếu không có thủ tục giải quyết tranh chấp đ-ợc nhất trí tr-ớc đó, thì nhà đầu t- n-ớc ngoài có thể đ-a tranh chấp ra giải quyết tại một toà án có thẩm quyền hoặc toà án hành chính của Cộng hoà Albania theo pháp luật của nó.

2. Nếu một tranh chấp đầu t- n-ớc ngoài phát sinh giữa một nhà đầu t- n-ớc ngoài và Cộng hoà Albania và không thể đ-ợc giải quyết một cách thiện chí, thì nhà đầu t- n-ớc ngoài có thể lựa chọn đ-a tranh

chấp ra giải quyết tại một toà án có thẩm quyền hoặc toà án hành chính của Albania theo pháp luật của nó. Thêm nữa, nếu tranh chấp phát sinh ngoài hoặc liên quan đến sung công, bồi th-ờng cho sung công, hoặc phân biệt đối xử và chuyển giao theo Điều 7, thì nhà đầu t- n-ớc ngoài có thể đ-a tranh chấp ra giải quyết, và Cộng hoà Albania chấp thuận, tại Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu t- quốc tế (trung tâm) đ-ợc thành lập theo Công -ớc về Giải quyết tranh chấp đầu t- giữa chính phủ n-ớc nhận đầu t- và công dân của n-ớc khác, tại Washington ngày 18/3/1965 (Công -ớc ICSID).

3. Bất kỳ phán quyết trọng tài nào đ-ợc đ-a ra theo điều này sẽ là cuối cùng và ràng buộc các bên tranh chấp. Cộng hoà Albania sẽ thực hiện không trì hoãn các qui định của bất kỳ phán quyết nào và làm cho nó có hiệu lực trong lãnh thổ của mình.

Tradex khiếu nại rằng tài phán của hội đồng trọng tài này dựa trên cơ sở Thoả thuận song ph-ơng giữa Thuỵ Sĩ và Albania về Khuyến khích và Bảo hộ đầu t- đ-ợc ký ngày 01/8/1991, và đ-ợc thông báo có hiệu lực vào 04/01/1995 (Hiệp -ớc song ph-ơng). Cụ thể, Hiệp -ớc song ph-ơng này qui định:

Điều 10 - Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu t- và n-ớc chủ nhà

1. Bất kỳ tranh chấp nào giữa Bên hợp đồng và một Nhà đầu t- của Bên hợp đồng kia liên quan đến đầu t- hoặc sung công hoặc quốc hữu hoá đầu t- sẽ, ngay khi có thể, đ-ợc giải quyết bởi các bên tranh chấp một cách thiện chí.

2. Nếu những tranh chấp này không thể đ-ợc giải quyết trong vòng sáu tháng kể từ ngày có yêu cầu giải quyết một cách thiện chí, Nhà đầu t- hoặc Bên hợp đồng liên quan có thể đ-a tranh chấp ra giải quyết tại toà án có thẩm quyền của Bên hợp đồng hoặc tại một hội đồng trọng tài quốc tế. Mỗi Bên hợp đồng tuyên bố sự chấp thuận của

Điều 9, đoạn 3-9, sẽ đ-ợc áp dụng với những sửa đổi thích đáng về chi tiết. Tuy nhiên, Chủ tịch toà án trọng tài quốc tế của Phòng th-ơng mại quốc tế Paris sẽ đ-ợc mời để thực hiện việc chỉ định cần thiết khi trọng tài sẽ xác định thủ tục của mình bằng việc áp dụng Các qui tắc trọng tài UNCITRAL. Phán quyết ràng buộc và có hiệu lực theo luật trong n-ớc.

3. Trong quá trình trọng tài hoặc thi hành phán quyết, Bên hợp đồng liên quan đến tranh chấp sẽ không phản đối rằng Nhà đầu t- của Bên hợp đồng kia đã nhận đ-ợc bồi th-ờng theo hợp đồng bảo hiểm một phần hay toàn bộ cho thiệt hại.

4. Trong tr-ờng hợp các Bên hợp đồng là thành viên của Công -ớc ngày 18/3/1965 về giải quyết tranh chấp đầu t- giữa Quốc gia và Công dân của Quốc gia khác, các tranh chấp giữa Bên hợp đồng và Nhà đầu t- của Bên hợp đồng kia theo đoạn một của điều này sẽ đ-ợc giải quyết bằng hoà giải hoặc trọng tài của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu t- quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)