Có thể nói, trọng tài viên có vai trò tạo nên uy tín cho tổ chức trọng tài mà họ là thành viên bằng chính năng lực xét xử của mình. Tuy nhiên, khi chọn bất kỳ một trọng tài nào đã có uy tín cao nói chung và chọn TTTTQT Singapore thì các bên cũng không thể bàng quan với việc lựa chọn trọng tài viên bởi mỗi trọng tài viên chỉ có thể giỏi ở một hoặc một số lĩnh vực nhất định do đó cần phải chọn đ-ợc ng-ời phù hợp cho vụ việc của mình.
Theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm thì trọng tài có thể do một hoặc ba trọng tài viên tiến hành và việc chỉ định trọng tài viên trong hai tr-ờng hợp cũng đ-ợc qui định theo trình tự riêng.
Trong tr-ờng hợp chỉ định trọng tài viên duy nhất thì mỗi bên có thể đề nghị phía bên kia các tên của một hay nhiều hơn các cá nhân và một trong số đó có thể trở thành trọng tài viên duy nhất. Nếu trong thời hạn 14 ngày kể khi một bên nhận đ-ợc đề nghị tên các trọng tài của bên kia mà các bên không thoả thuận đ-ợc về việc chọn một trọng tài viên duy nhất thì trọng tài viên duy nhất sẽ đ-ợc chỉ định bởi cơ quan chỉ định mà hai bên thoả thuận, nếu nh- hai bên không có thoả thuận về cơ quan chỉ định, hoặc cơ quan đó từ chối hay không chỉ định đ-ợc trọng tài viên trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đ-ợc yêu cầu thì Chủ tịch sẽ chỉ định trọng tài viên một cách nhanh nhất.
Trong tr-ờng hợp chỉ định ba trọng tài viên thì mỗi bên có thể chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài viên sẽ thoả thuận đề chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm Chủ tịch Trọng tài. Nếu trong thời hạn 14 ngày kể từ khi nhận đ-ợc thông báo của một bên về việc chỉ định trọng tài viên mà bên kia không thông báo lại về trọng tài viên do bên đó chọn thì: Bên chỉ định có thể yêu cầu cơ quan chỉ định mà hai bên chọn tr-ớc đó chỉ định trọng tài viên hoặc nếu
các bên không chọn đ-ợc cơ quan chỉ định hoặc cơ quan này lại từ chối hoặc không chỉ định đ-ợc trọng tài viên trong thời hạn 14 ngày sau khi nhận đ-ợc yêu cầu của một bên thì bên đã chỉ định có thể yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài viên thứ hai. Nếu trong thời hạn 14 ngày sau khi chỉ định trọng tài viên thứ hai, hai trọng tài viên không thoả thuận đ-ợc về việc chọn Chủ tịch Trọng tài thì vị chủ tịch đó sẽ đ-ợc chỉ định bởi cơ quan chỉ định hoặc bởi Chủ tịch Trung tâm, nếu tr-ớc đó hai bên không chỉ định đ-ợc cơ quan chỉ định hoặc nếu cơ quan chỉ định đã đ-ợc chọn từ tr-ớc lại từ chối thì cách chỉ định sẽ thực hiện nh- trong tr-ờng hợp chỉ định trọng tài viên duy nhất.
Ngoài ra, trong tr-ờng hợp cơ quan chỉ định hay Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài viên thì cần phải đảm bảo đ-ợc nguyên tắc độc lập và vô t- của trọng tài viên: “Trọng tài viên (do hoặc không do các bên chỉ định), tiến hành
trọng tài theo Quy tắc này, phải hoàn toàn độc lập và vô t-, và không hành động như luật sư cho bên nào cả” (Điều 10). Do đó, nếu các bên mang quốc
tịch khác nhau, và không có thoả thuận khác, thì cơ quan chỉ định hay Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định trọng tài viên mang quốc tịch khác quốc tịch của các bên (quốc tịch các bên còn đ-ợc hiểu là quốc tịch của ng-ời kiểm soát đ-ợc các cổ đông hoặc quyền lợi). Thêm vào đó, nguyên tắc độc lập và vô t- của trọng tài viên còn đ-ợc bảo đảm bởi cơ chế kh-ớc từ và thay thế trọng tài viên. Tuy nhiên, mỗi bên chỉ có thể kh-ớc từ trọng tài viên do mình chỉ định vì những nguyên nhân biết đ-ợc sau khi đã tiến hành chỉ định.
Theo Luật IAA 1994 quy định thì toà án th-ợng thẩm, Bộ tr-ởng Bộ T- pháp và Chủ tịch SIAC là các cơ quan có thẩm quyền chỉ định các trọng tài viên và Chủ tịch trọng tài trong những tr-ờng hợp nh-: khi các bên không thoả thuận đ-ợc về việc chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc trọng tài viên đ-ợc chỉ định từ chối hay không thể đảm nhiệm đ-ợc công việc hoặc bị chết.
Tóm lại, quá trình trên có vai trò tạo ra cơ sở vật chất ban đầu cho việc giải quyết vụ kiện đ-ợc thuận lợi nhanh chóng, và đạt hiệu quả.