Tổ chức và hoạt động của trọng tài th-ờng trực

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 33)

Trọng tài th-ờng trực (trọng tài quy chế) có nghĩa là các bên lựa chọn cách thức tiến hành tố tụng trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế và với sự trợ giúp của tổ chức đó.

Các trọng tài quy chế th-ờng có tên gọi là Trung tâm trọng tài. Trong thực tiễn hoạt động trọng tài trên thế giới, Trọng tài quy chế tồn tại khá phổ biến d-ới hai mô hình tổ chức:

Các Trung tâm trọng tài nằm bên cạnh Phòng Th-ơng mại của các n-ớc. Chẳng hạn nh-: Trọng tài th-ơng mại Stockhom nằm bên cạnh Phòng Th-ơng mại Thuỵ Điển; Uỷ ban Trọng tài Th-ơng mại Thái Lan do Phòng Th-ơng mại Thái Lan tổ chức; Hay Toà án trọng tài quốc tế ở Pháp đặt bên cạnh Phòng Th-ơng mại quốc tế Paris...

Dạng thứ hai của các Trung tâm trọng tài đ-ợc tổ chức d-ới hình thức công ty theo Luật Công ty hoặc Hiệp hội có đăng ký theo luật về Hiệp hội. Chẳng hạn: Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm trọng tài Hồng Kông, Trung tâm Trọng tài th-ơng mại quốc tế Australia... Nếu trung tâm trọng tài đ-ợc tổ chức d-ới hình thức Công ty thì nó đ-ợc thành lập, tổ chức và hoạt động theo mô hình pháp lý của Công ty th-ờng là phi lợi nhuận.

Dù đ-ợc tổ chức d-ới mô hình nào thì mỗi tổ chức Trọng tài quy chế đều có một bộ phận th-ờng trực là các Uỷ ban trọng tài (ở một số n-ớc gọi là Hội đồng trọng tài) đ-ợc thành lập để giải quyết các vụ việc cụ thể. Sau khi giải quyết xong vụ việc đó thì Uỷ ban trọng tài này đ-ợc giải thể. Thông th-ờng, các tổ chức trọng tài chỉ trả l-ơng cho Ban th- ký, còn trọng tài viên đ-ợc trả thù lao theo từng vụ việc. Mỗi một tổ chức Trọng tài quy chế có sẵn một danh sách trọng tài viên xếp theo lĩnh vực chuyên môn riêng. Các trọng tài viên trong các tổ chức Trọng tài quy chế này là những ng-ời có trình độ

chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt. Các trọng tài viên có thể là ng-ời có quốc tịch n-ớc nơi tổ chức trọng tài đó đ-ợc thành lập, hoặc cũng có thể là ng-ời mang quốc tịch của n-ớc khác. Ngoài đối t-ợng là các luật gia (mà phần lớn họ hành nghề tự do), số trọng tài viên còn lại chủ yếu thuộc giới th-ơng gia. Sự h-ởng ứng và ủng hộ của giới th-ơng gia không chỉ trong việc hình thành mà còn cả trong hoạt động của các tổ chức Trọng tài quy chế này. Rất nhiều Trung tâm trọng tài trên thế giới đ-ợc thành lập dựa trên sáng kiến giới th-ơng gia. Điều này cho phép chúng ta lý giải vì sao các Trung tâm Trọng tài th-ơng mại th-ờng đ-ợc thành lập bên cạnh Phòng Th-ơng mại của các n-ớc.

Tổ chức và hoạt động của Trọng tài quy chế th-ờng tuân theo những bản quy tắc, điều lệ đã đ-ợc ban hành sẵn. Tính chất đúng sai của nó nói chung đã đ-ợc xã hội chấp nhận. Các bên đ-ơng sự cơ bản đã đ-ợc tìm hiểu từ tr-ớc khi tranh chấp của họ đ-ợc đ-a đến Trung tâm trọng tài để giải quyết. Các bản Quy tắc, điều lệ này th-ờng đ-ợc in thành sách rất thuận lợi cho việc tham khảo. Khi đã đ-ợc đệ trình tranh chấp và tham gia quá trình tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các bản Quy tắc đó. Với sự rõ ràng của các qui định trong quy chế trọng tài, các bên đ-ơng sự có điều kiện thuận lợi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp; có khả năng giám sát, theo dõi, kiểm tra hoạt động của Uỷ ban trọng tài, rất thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của mình khi có sự vi phạm tố tụng từ phía đối ph-ơng hoặc trọng tài viên.

Tuy nhiên, Trọng tài quy chế có khuynh h-ớng bất lợi do tốn nhiều chi phí cho tổ chức hành chính. Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp theo thể thức Trọng tài quy chế đôi khi bị kéo dài do phải tuân theo những thủ tục nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 33)