Tổ chức và hoạt động của trọng tài Ad-hoc

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 31)

Trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) là trọng tài không đ-ợc tiến hành theo quy tắc của tổ chức trọng tài quy chế. Các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế nên họ có thể tự do qui định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành.

Địa điểm tổ chức trọng tài Ad-hoc giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi hầu hết các khó khăn liên quan đến tiến hành trọng tài vụ việc sẽ phải giải quyết theo luật quốc gia nơi tiến hành trọng tài.

Ví dụ, nếu nơi tiến hành trọng tài là ấn Độ, theo Luật Trọng tài ấn Độ năm 1996, nếu các bên không quyết định đ-ợc số l-ợng trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài sẽ chỉ có một trọng tài viên. Trọng tài viên đó sẽ đ-ợc chỉ định bởi Chánh án Toà án tối cao ấn Độ hoặc Chánh án một Toà án phúc thẩm ấn Độ.

Nếu nơi tiến hành trọng tài là Cairô, theo Luật Trọng tài Ai Cập năm 1994, các bên không quyết định đ-ợc số l-ợng trọng tài viên thì số l-ợng trọng tài viên là ba ng-ời và Toà th-ợng thẩm Cairô sẽ chỉ định đồng trọng tài viên cho bên không chỉ định đ-ợc. Hai đồng trọng tài viên sẽ có 30 ngày để chỉ định trọng tài viên thứ ba; nếu họ không chỉ định đ-ợc, Toà th-ợng thẩm Cairô sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba [24, 99-100].

Bởi các bên trong trọng tài vụ việc không áp dụng quy tắc của bất kỳ tổ chức trọng tài quy chế nào nên họ cần xác định luật áp dụng càng cụ thể càng tốt nhằm tránh sự gián đoạn trong khi tiến hành tố tụng trọng tài. Các bên nên qui định hội đồng trọng tài sẽ đ-ợc thành lập nh- thế nào, tố tụng trọng tài sẽ diễn ra ở đâu, và thời hạn (cùng với khoảng gia hạn có thể) để ban hành quyết định trọng tài.

Trọng tài Ad-hoc có thuận lợi là dễ đáp ứng đ-ợc yêu cầu của các bên trong tranh chấp cụ thể. Việc thành lập và giải quyết tranh chấp tại trọng tài Ad-hoc có thể đ-ợc thực hiện trong một thời gian nhất định, t-ơng đối ngắn, có tính đến yêu cầu của các bên.

Các bên th-ờng có khuynh h-ớng lựa chọn trọng tài vụ việc để tránh chi phí tăng thêm và sự trì hoãn có thể xảy ra (tuỳ từng tr-ờng hợp) liên quan đến việc áp dụng quy tắc của một số tổ chức trọng tài quy chế. Tuy nhiên, trọng tài vụ việc không phải bao giờ cũng là qui trình trọng tài nhanh hơn và ít tốn kém hơn.

Vì không có tổ chức trọng tài quy chế nào đặt ra và giám sát thời hạn và không có biểu phí cố định cho trọng tài vụ việc, các bên sẽ phải thoả thuận trực tiếp các vấn đề này với trọng tài viên. Vì vậy, các bên có thể thoả thuận mức thù lao theo giờ với các trọng tài viên, và cuối cùng là tổng chi phí có thể cao hơn số tiền các bên phải trả nếu đ-a tranh chấp ra giải quyết theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế.

Trong trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành tố tụng trọng tài và giám sát các trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc các trọng tài viên tiến hành tố tụng nh- thế nào và liệu họ có kiểm soát đ-ợc toàn bộ quá trình tố tụng không. Cả trọng tài viên và các bên sẽ không có cơ hội yêu cầu một tổ chức nào ủng hộ hay trợ giúp trong tr-ờng hợp phát sinh sự kiện không dự kiến tr-ớc và trong tr-ờng hợp các trọng tài

viên không thể giải quyết vụ kiện. Sự giúp đỡ và ủng hộ duy nhất mà các bên có thể nhận đ-ợc là từ các toà án quốc gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)