Thẩm quyền của toà án trọng tài quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 64)

- Thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của Thoả thuận trọng tài.

TATTQT không trực tiếp xét xử các tranh chấp mà các bên yêu cầu (Điều 2 (1) - Quy chế trọng tài của ICC). Toà có thẩm quyền cho phép mở thủ tục Trọng tài, giám sát quá trình trọng tài bằng các biện pháp hành chính và hỗ trợ cho trọng tài viên để tiến hành thủ tục trọng tài đúng theo qui định của quy chế hoà giải và trọng tài (Điều 3 - Quy chế về TATTQT). Tuy nhiên, đây

pháp của tố tụng mà đặc tr-ng của nó là nguyên tắc tranh tụng. Trọng tài viên phải tuân thủ nguyên tắc tranh tụng, bảo đảm mọi giấy tờ, tài liệu đã đ-ợc các bên trao đổi với nhau và đảm bảo cho các bên đ-ợc trình bày lập luận của mình tr-ớc phiên Toà trọng tài.

TATTQT có chức năng xem giữa các bên đã có thoả thuận về một điều khoản trọng tài đúng theo qui định của Quy chế hoà giải và trọng tài của ICC hay không (còn việc xác định thẩm quyền giải quyết, tính hợp lệ của đơn yêu cầu cũng nh- quyết định thành lập trọng tài là thuộc thẩm quyền của các phân Toà trọng tài). Phòng th-ơng mại quốc tế ICC khuyến nghị các bên nên dùng điều khoản sau :

“Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua Trọng tài, theo đúng các qui định của Quy chế hoà giải và trọng tài của Phòng th-ơng mại quốc tế. Các trọng tài viên giải quyết tranh chấp đ-ợc bổ nhiệm theo qui định của Quy chế trên”.

Tuy nhiên, các bên có thể bổ sung thêm các nội dung khác, chẳng hạn liên quan đến nơi tổ chức phiên Toà trọng tài, số l-ợng trọng tài viên, luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong thủ tục trọng tài.

Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của điều khoản trọng tài, các luật gia khi tham gia thủ tục trọng tài, đều yêu cầu phải có một số bảo đảm sau đây:

1. Điều khoản trọng tài phải đ-ợc lập thành văn bản viết. Hiệu lực của điều khoản trọng tài phụ thuộc tr-ớc hết vào bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của nó. Do vậy, điều cần làm tr-ớc tiên đó là phải thể hiện điều khoản trọng tài bằng văn bản viết.

2. Điều khoản trọng tài phải đ-ợc soạn thảo một cách cẩn thận. Một điều khoản Trọng tài đ-ợc soạn thảo không chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về Toà án trọng tài mà các bên thực sự có ý định chỉ định để giải quyết tranh chấp. Điều đó sẽ làm chậm lại tiến trình giải quyết vụ việc.

3. Tránh những giới hạn không cần thiết đối với thẩm quyền của Trọng tài. Chẳng hạn, khó khăn sẽ nảy sinh khi các bên cho phép Trọng tài có quyền giải thích nội dung Thoả thuận của các bên nh-ng không cho phép trọng tài ra quyết định dựa trên cơ sở của việc giải thích đó.

4. Tránh việc chỉ định cùng một lúc nhiều cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp. Có nghĩa là không nên chỉ định cùng một lúc từ hai trung tâm trọng tài trở lên hay chỉ định một trung tâm và một toà án của Nhà n-ớc.

5. Có thoả thuận về luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng trong thủ tục trọng tài.

Một điểm cần l-u ý là trong tr-ờng hợp các bên thoả thuận những điều khoản không phù hợp với các qui định của Quy chế hoà giải và trọng tài của ICC 1998 thì các bên sẽ không đ-ợc quyền đ-a tranh chấp ra trọng tài của Phòng th-ơng mại quốc tế cũng nh- của ban th- ký, mặc dù trong Quy chế hoà giải và trọng tài có qui định là các bên có quyền thoả thuận sửa đổi một số qui định của Quy chế, chẳng hạn nh- các qui định về nơi tổ chức phiên xét xử (Điều 12) hay về việc thành lập Toà trọng tài (Điều 2 (1)).

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)