Thẩm quyền của Trọng tài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 79)

Thẩm quyền của trọng tài đ-ợc xác định dựa trên nguyên tắc thẩm quyền chuyên biệt, tức là, Uỷ ban trọng tài có quyền quyết định thẩm quyền của chính mình trên cơ sở Thoả thuận trọng tài. Do đó, điều khoản trọng tài, là một điều khoản của hợp đồng, sẽ đ-ợc coi là một Thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của trọng tài về việc hợp đồng không có giá trị không có nghĩa là điều khoản trọng tài không có giá trị pháp lý (Điều 25).

Tuy nhiên, các bên có thể đ-a ý kiến về việc trọng tài không có thẩm quyền theo Thoả thuận trọng tài nh-ng phải đ-a ra chậm nhất là trong giai đoạn xét đơn bào chữa; hoặc ý kiến về việc trọng tài đã v-ợt quá thẩm quyền nh-ng phải đ-a ra ngay sau khi trọng tài nêu ý định xem xét vấn đề mà đ-ợc coi là ngoài phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Trong tr-ờng hợp ý kiến đ-ợc đ-a ra chậm trễ hơn thời điểm trên (trong cả hai tr-ờng hợp trên) thì thì ý kiến đó vẫn có thể chấp nhận đ-ợc nếu việc chậm trễ là biện minh đ-ợc.

Ngoài thẩm quyền thực hiện các qui định trong Quy tắc tố tụng của Trung tâm, trọng tài còn có quyền quyết định mọi vấn đề pháp lý nảy sinh trong quá trình xét xử trọng tài, nh- tiếp tục tiến hành trọng tài mặc dù một bên không hoặc không tới dự các cuộc gặp hoặc các phiên họp, nh-ng chỉ sau khi đã thông báo bằng văn bản cho bên đó về ý định của mình. Ngoài ra, trọng tài có thể nhận và xem xét các bằng chứng bằng văn bản hoặc bằng lời mà trọng tài thấy liên quan, dù luật pháp có cho phép hay không.

Bên cạnh các quyền trên, trọng tài còn có các quyền hạn khác nh-: xác định luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc Thoả thuận trọng tài, hoặc tranh chấp giữa các bên nếu tr-ớc đó các bên không thoả thuận về vấn đề đó; các quyền sau (đ-ợc xác lập khi các bên thoả thuận đ-a tranh chấp ra trọng tài thì cũng

phải có trách nhiệm chỉ yêu cầu trọng tài chứ không phải bất kỳ cơ quan t- pháp nào ra các lệnh này): yêu cầu các bên cung cấp các tài sản hoặc đồ vật để trọng tài hoặc chuyên gia kiểm tra với sự có mặt của họ; yêu cầu giữ gìn, l-u kho, bán hoặc cầm giữ mọi tài sản hoặc đồ vật d-ới sự kiểm soát của một bên; yêu cầu các bên trình hoặc cung cấp các bản sao các tài liệu hoặc phân loại tài liệu mà họ có cho trọng tài và các bên khác kiểm tra, nếu Toà án thấy các tài liệu đó có liên quan; và một số quyền khác (Điều 24).

Nh- vậy, trọng tài có quyền gần nh- đầy đủ quyền của một Toà án t- pháp trong quá trình xét xử và thậm chí còn linh hoạt, rộng rãi hơn do không bị gò bó bởi các qui định cứng nhắc của tố tụng t- pháp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)