Đối với người dân địa phương

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 111)

6. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với người dân địa phương

Người dân địa phương cần tham gia tích cực vào quá trình đào tạo và tự đào tạo. Ngoài việc học hỏi, rút kinh nghiệm, tích lũy kiến thức cho bản thân, người dân địa phương cần có thái độ cư xử văn hóa đối với môi trường tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhận biết những phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu cực trong cách suy nghĩ và hành động để điều chỉnh kịp thời cũng như phát triển những mặt tích cực… Đặc biệt là đối với những người kinh doanh, những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch của Khu di tích. Từ đó, người dân địa phương là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch và cũng là một loại tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Du lịch là ngành công nghiệp không khói đem lại không ít lợi nhuận đối với những địa phương sở hữu chúng. Phát triển du lịch nói chung đã trở thành đòi hỏi tất yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, khai thác tiềm năng phát triển du lịch là nền tảng cơ bản để phát triển du lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi hội tụ của nhiều dạng tiềm năng du lịch. Tiềm năng tự nhiên và tiềm năng nhân văn là hai dạng tiềm năng dồi dào nhất mà Khu di tích này sở hữu. Đền Hùng nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là nơi chuyển tiếp từ thủ đô Hà Nội tới các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc. Thiên nhiên nơi đây trù phú với bức tranh phong cảnh hữu tình. Đặc biệt, Khu di tích này còn là nơi phát tích của nhà nước Việt Nam đầu tiên - Nhà nước Văn Lang với nhiều truyền thuyết về gốc tích xa xưa của đại dân tộc Việt. Bên cạnh đó, văn hóa bản sắc dân tộc của những người dân nơi đây mang đậm tính cách của những người dân miền Tây Bắc. Du lịch từ đó là sự phát triển tất yếu của một cộng động như vậy.

Quá trình hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã có đạt được những thành tựu đáng kể. Số lượng khách du lịch hàng năm tăng nhanh, doanh thu và đóng góp GDP vào ngân sách nhà nước của các hoạt động du lịch là những minh chứng cụ thể cho hoạt động này. Tuy nhiên, những con số này cũng cho thấy mức độ khai thác tiềm năng du lịch tại đây còn nhiều hạn chế. Sự hài lòng của du khách đến với Khu di tích chưa cao. Mức độ hấp dẫn về mặt du lịch của Đền Hùng còn thấp. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch đến với Đền Hùng chủ yếu là những người con đất Việt muốn tìm về mảnh đất cội nguồn chứ không thực sự là những người khách có nhu cầu du lịch. Các định hướng và giải pháp nhằm phát triển các hoạt động du lịch tại Đền Hùng đã và đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm và chú trọng trên mọi khía cạnh. Trong tương lai, du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng có thể xuất hiện trên bản đồ thương hiệu du lịch trên thế giới.

Nhìn chung, thương hiệu du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng đã phần nào đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp vào thương hiệu du lịch Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam trong những năm gần đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Văn Bài (2013), Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương trong xã

hội đương đại, báo di sản văn hóa số 3 (44)-2013, Di sản văn hóa phi vật thể.

2. Nguyễn Mạnh Cầm (2014), Văn hóa và hội nhập Kỳ 1: Văn hóa: Động lực

của hội nhập và phát triển bền vững, báo Thế giới và Việt Nam, ngày 22

tháng 08 năm 2014.

3. Trịnh Phi Hoành (2013), “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phụ vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 47 năm 2013.

4. Phan Văn Khải (2004), Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng

đến năm 2015, Bài viết đăng trên báo điện tử Nhân dân, cơ quan Trung ương

của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình tổng quan về du lịch và phát triển du lịch

bền vững (Lưu hành nội bộ), Khoa du lịch, Đại học Kinh doanh và công nghệ

Hà Nội.

6. Phạm Trọng Lê Nghĩa (2009-2010), “Tổng quan du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 11/207 năm 2010.

7. Nghị Quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, kỳ họp thứ tám, khóa XVII.

8. Nguyễn Khôi Nguyên (2012), Bài giảng Tính chất và đặc điểm của sự

phát triển.

9. Thu Nguyên (2014), Du lịch Quảng Ninh: Dấu ấn 2013, Bài viết trên báo điện tử tỉnh Quảng Ninh, ngày 05 tháng 01 năm 2014.

10. Nhiều phóng viên (2012), Những điều khó hiểu trong dự án di tích Đền Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tin tức ngày 02 tháng 07 năm 2012.

11. Niên giám thống kê 2013, tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ.

12. Lê Quốc Phương (2010), “Sự chuyển dịch cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam: phân tích, nhận định và khuyến nghị”, Tạp chí quản lý kinh tế, số 23/11+12/2008, CIEM.

13. Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 03 năm 2004 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015.

14. Đức Thắng, Nguyễn Hồng (2014), Hà Nội đi Đền Hùng chỉ còn hơn 1 giờ, Bài viết trên báo điện tử Giao thông vận tải, Bộ giao thông vận tải ngày 04 tháng 04 năm 2014.

15. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung (2014), “Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học và Phát

triển 2014, tập 12 số 2, 259 - 268.

16. Tạ Văn Toàn (2014), Phú Thọ bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Bài viết trên trang điện tử Báo tin tức ngày 04 tháng 09 năm 2014.

17. Khánh Trang (2014), Di tích lịch sử Đền Hùng, Bài viết trên trang điện tử Cục di sản văn hóa.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú

Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số

3651/QĐ-UBND về việc Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

19. Website: http://www.phutho.gov.vn/ http://denhung.org.vn/ http://cinet.gov.vn/

http://www.vietnamtourism.com/

II. Tài liệu tiếng Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kewal.blogspot.com ngày 9 tháng 9 năm 2008.

21. Malcolm Cooper (Chủ biên) (1998), The Journal of Vietnam Studies, The Institute of Economic and Development Studies National Economics University Hanoi Viet Nam, The Institute of Economic and Development Studies National Economics University Hanoi Viet Nam, The University of Southern Queensland Toowoomba Q 4350 Australia.

22. The UNWTO and Tourism Australia (2013), Key Outbound Tourism Markets in South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and

Vietnam (April 2013). This report explores the outbound tourism generating

potential of each of the five markets in a comparative context, providing detailed information on demographics, economic factors and outbound tourism factors of each source market.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC Phụ lục 01

BẢNG ĐIỀU TRA TRỮ LƢỢNG TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 1. Khí hậu

Theo kết quả nghiên cứu của Trạm khí tượng Phú Hộ - Phong Châu - Phú Thọ cho thấy: Khu vực Đền Hùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm

- Mua khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khí hậu khô lạnh, trong thời gian này lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.

Bảng sau thể hiện một số chỉ tiêu về thời tiết khí hậu khu vực Đền Hùng:

Biểu 01: Một số chỉ tiêu khí hậu - Thuỷ văn khu vực Đền Hùng

Tháng Nhiệt độ (0 C) Độ ẩm không khí (W%) Lƣợng mƣa (mm) Lƣợng bốc hơi (%)

Tmax Tmin TTB WTB Wmin

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 29,5 29,2 31,2 37,4 37,4 39,6 38,1 37,0 35,3 33,2 29,5 31,6 9,7 9,8 11,6 19,7 21,4 24,2 24,7 24,2 18,9 17,2 14,7 10,9 17,2 18,7 20,3 25,7 27,8 29,2 29,6 28,9 27,5 24,9 21,9 19,3 85 84 92 87 85 84 82 85 81 79 78 17 46 53 61 43 49 48 47 54 28 29 31 55 17,8 34,3 48,5 165,2 247,6 102,5 136,6 117,2 137,0 37,9 40,6 15,8 52,0 48,2 42,5 80,3 91,9 83,6 110,0 92,6 89,6 96,7 83,6 82,7 TBnăm 34,08 17,25 24,5 83,25 43,66 1101 79,47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình năm: 24,250C.

- Nhiệt độ tối cao bình quân năm: 34,080 C. - Nhiệt độ tối thấp bình quân năm: 17,250C.

* Chế độ mưa:

- Tổng lượng mưa trong năm là: 1.101mm. - Số ngày mưa trong năm là: 144 ngày.

* Chế độ gió:

- Gió Đông Nam thổi vào từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. - Gió Đông Bắc thổi vào từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

* Độ ẩm không khí:

- Độ ẩm trung bình là 83,25%.

- Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình năm là 43,66%. - Lượng bốc hơi trung bình năm là 79,4%.

2. Tài nguyên nƣớc

Nguồn nước cấp chủ yếu cho lễ hội Đền Hùng là giếng nước khoan sâu 130m, đường kính 2R = 200mm gần Trường THCS Hy Cương, công suất bơm 720m3/ngày đêm trong ngày hội và 90m3/ngày đêm và hệ thống nước sạch đường ống dẫn từ công ty cấp thoát nước Việt Trì phục vụ cho hoạt động lễ hội và dịch vụ du lịch khu vực Đền Hùng.

Ngoài ra, còn có hệ thống các hồ, đập trong khu vực Đền Hùng, cụ thể:

- Khu vực Đền Hùng là đầu nguồn của nhiều sông suối, các suối phát triển thành hai hệ thống bắt nguồn từ trục trung tâm đến trục nếp lồi Đền Hùng. Trục nếp lồi Đền Hùng là đường phân thuỷ tại đây hệ thống suối phía tây đổ ra sông Hồng hướng chảy Đông bắc - Tây nam. Hệ thống suối phía đông đổ ra sông Lô, hướng chảy Tây nam - Đông bắc, lòng suối hẹp có dạng chữ U, suối thường dốc thoải, tốc độ nước chảy chậm, phần lớn các suối đều được cải tạo để sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp.

- Khu vực Đền Hùng còn có một số hồ nhỏ nằm rải rác ở các thung lũng giữa các núi và trước núi là hồ Lạc Long Quân, hồ Gò Cong, hồ Khuôn Muồi, hồ Rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Im, hồ Hóc Trai, hồ Năm Bờ, hồ Nhà Phắng, hồ Nhà Hà, hồ Núi Vặn, hồ Nhà Nhen, hồ Cây Sẻn..., ngoài các đầm hồ lớn còn có một số ao hồ nhỏ hơn và chúng thường liên hoàn thành một nhóm, đó là thế mạnh về sinh thái môi trường nếu như biết tận dụng nó. Các hồ lớn hiện nay đã và đang được quy hoạch cải tạo là các hồ cảnh quan du lịch và dùng để cung cấp nước cho ruộng, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp làm hồ điều hoà khi mùa mưa đến.

3. Quy mô cơ cấu rừng

Về hệ thống thực vật: tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã thống kê được 636

loài cây (trong đó có 180 loại cây trồng) 429 chi, 144 họ thuộc năm ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành thống đất (Lycopodiophyta) ngành tháp bút và ngọc lan trong đó ngành dương xỉ cũng chiếm phần lớn, nhóm cây gỗ có 295 loài chiếm 46,38%, tiếp đó nhóm cây thảo (21,54%), cây bụi (17,76%) và cây dây leo (14,31%). Trong tổng 636 loài, thống kê được 15 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn là hệ sinh thái lớn giữ vai trò chủ đạo, bên cạnh hệ sinh thái rừng còn có các hệ sinh thái khác phân bố như hệ sinh thái ao - hồ, hệ sinh thái làng xóm, hệ sinh thái đồng ruộng, các hệ sinh thái có diện tích bị chia cắt phân bố xen kẽ, tập trung ở vùng đệm khu dân cư.

Kết quả điều tra hiện trạng rừng và sử dụng đất do Trung tâm Tài nguyên Môi trường - Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tiến hành tháng 6 năm 2001 được thống kê như sau:

Biểu 02: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng

Thứ tự Các loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 1.689,72 100,0 1 Đất có rừng 481,15 28,5 1.1 Rừng tự nhiên 18,70 1,11 1.2 Rừng trồng 462,45 27,37 2 Đất trống 53,25 3,2 3 Đất nông nghiệp 633,60 37,5 4 Đất thổ cư 424,93 25,1 5 Đất mặt nước 50,10 3,0 6 Đất chuyên dụng 46,69 2,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rừng tự nhiên thứ sinh nghèo trên sườn, đỉnh núi đất, mật độ cây lớn thấp khoảng 200 cây/ha. Độ khép tán đạt trung bình 0,4 - 0,7, cây có chiều cao trung bình 10 - 20m, đường kính bình quân D1.3 = 15 - 25cm.

Tầng A1: Gồm các loại cây phổ biến như: Chò nâu, Bồ nầm, Trám trắng, Sấu gội, Hồng pháp, Lim sẹt mồng, Ràng ràng, Đa, Đa si ...vv, ngoài ra còn Sui, Sa nùa, Chò chỉ, Lim xanh...vv, có chiều cao vượt khỏi tán rừng H = 20 - 25m D1.3 = 25 - 30cm có nhiều cây D = 50 - 80cm.

- Tầng cây tái sinh của cây gỗ mật độ tái sinh đạt 1.800. - 3.000 cây/ha thuộc loại tái sinh yếu.

- Tầng cây bụi thảm tươi phát triển khá độ che phủ mặt đất 60 - 70% bao gồm nhiều loại.

- Ngoài ra còn có thực vật ngoại tầng như: Tầm gửi, dây leo ...

+ Theo báo cáo thực trạng đất - rừng quốc gia Đền Hùng ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đến nay năm 2006, 2007 quy mô, cơ cấu rừng thuộc các khu I và khu II, diện tích 285 ha có thay đổi và được phân chia theo địa giới hành chính như sau:

Biểu 03: Thực trạng đất - rừng phân chia theo địa giới hành chính

Hạng mục Xã Hy Cƣơng Xã Phù Ninh Cộng

Đất - Rừng 123,9 ha 8,9 ha 132,8 ha

Vườn hoa cây cảnh 7,9 ha 0 7,9 ha

Các loại cây khác 144,3 ha 0 144,3 ha

Cộng 276,1 ha 8,9 ha 285 ha

Nguồn: Báo cáo thực trạng đất - rừng của khu di tích lịch sử Đền Hùng

Về động vật: Tại khu vực Đền Hùng đã thống kê được:

- Nhóm thú: (Mammalia) 13 loài - Nhóm chim: (Aves) 59 loài - Nhóm bò sát: (Reptilia) 14 loài - Nhóm lưỡng cư: (Amphibia) 9 loài - Nhóm cá: 36 loài

Trong số đó có 2 loài thuộc nhóm chi, 1 nhóm thú, 4 nhóm bò sát thuộc quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Thành phần động vật có xương

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)