Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 103)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề cấp thiết của bất kỳ địa phương nào. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng đòi hỏi những nguồn vốn lớn, đặc biệt là tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Nguồn vồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần được đa dạng hóa từ nhiều nguồn, bao gồm nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn của các nhà đầu tư trong nước, nguồn vốn tư nhân nước ngoài và nguồn vốn được đóng góp từ du khách thập phương.

Nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước là nguồn vốn chính được đầu tư vào Khu di tích Đền Hùng hiện nay. Khu di tích Đền Hùng là Khu di tích lịch sử cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chú trọng đến sự phát triển của Khu di tích này. Trong những năm những năm gần đây, ngân sách nhà nước chi hàng trăm tỷ đồng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu di tích. Tuy nhiên, nguồn vốn Nhà nước luôn bị hạn chế bởi có quá nhiều hoạt động cần chi mà số vốn lại có hạn.

Nguồn vốn thứ hai có vai trò đóng góp lớn cho sự phát triển của Khu di tích là nguồn vốn được đóng góp từ du khách thập phương, các nhà hảo tâm. Khu di tích Đền Hùng có thờ phụng 18 vị vua Hùng, nhiều đền thờ trong đó. Số tiền công đức của du khách thập phương sẽ được sử dụng nhằm mục đích tu bổ, trùng tu các khu di tích này. Nhưng nguồn vốn này cũng là nguồn vốn bị hạn chế.

Nguồn vốn cần thu hút đầu tư hiện nay là nguồn vốn của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn này dồi dào, tuy nhiên để có thể thu hút được các nhà đầu tư đòi hỏi nhiều yếu tố về mặt chính sách khuyến khích đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thông qua hỗ trợ về đất đai, tín dụng, thủ tục hành chính. Các nhà quản lý khu di tích, các cấp chính quyền cần có các chính sách thu hút đầu tư của nhóm các nhà đầu tư. Một số biện pháp có thể kể đến như nới lỏng các chính sách xin cấp giấy phép đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy hoạch phát triển theo hướng mở rộng để các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết, sự phối hợp hỗ trợ của các Thành phố, các tập đoàn lớn. Để làm được điều này, các cấp lãnh đạo cần làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, phát huy ý thức cội nguồn và niềm tự hào dân tộc để thu hút nguồn vốn này. Có chính sách ưu tiên, tạo thuận lợi trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại mảnh đất này do các yếu tố về văn hóa, lịch sử, chính trị của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và các quan hệ ứng xử trong các hoạt động du lịch ở khu di tích

Nguồn nhân lực là đối sách cơ bản trong các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Nguồn nhân lực cần được nâng cao không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, chuyên môn đào tạo và đạo đức nghề nghiệp.

Trước hết, nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích Đền Hùng cần được đánh giá đúng hiện trạng, xác định đúng nhu cầu làm căn cứ tuyển dụng, đào tạo. Trong năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ chỉ có khoảng 2.250 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch và tỷ lệ đào tạo chỉ chiếm 54,96% đúng chuyên ngành du lịch. Con số này là quá ít so với số lượng khách và nhu cầu phục vụ du khách đang gia tăng hàng năm tại Đền Hùng. Lực lượng làm việc trong các hoạt động du lịch tại Đền Hùng chủ yếu là tự phát từ người dân địa phương và những người lao động trái ngành trái nghề, chưa có những quy hoạch về số lượng lao động này. Ban quản lý Khu di tích cần có những chính sách thu hút nguồn lực lao động có tri thức, đúng ngành, đúng nghề đang dư thừa như lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành du lịch về làm việc tại địa phương, nâng cao thu nhập và các chính sách xã hội của họ.

Nguồn nhân lực du lịch tại Đền Hùng cũng cần được đảm bảo về chất, về trình độ chuyên môn và kỹ năng, kết hợp đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ đang chiếm đa số trong đội ngũ dịch vụ du lịch tại đây. Về lâu dài,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ban quản lý cần gửi người đi đào tạo trong và ngoài nước chuyên ngành du lịch, lịch sử, văn hóa, nông nghiệp, tạo đội ngũ lao động cho tương lai. Các buổi hội thảo chuyên đề, các chương trình liên kết hợp tác trong đào tạo, các chương trình kết hợp với các điểm, tuyến du lịch khác trong thành phố Việt Trì và của tỉnh Phú Thọ cần được thực hiện thường xuyên nhằm học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Ngoài ra, ngoài kiến thức, kỹ năng cần ứng xử văn hóa của những người lao động trong lĩnh vực du lịch cũng như của những người dân nơi đây đối với các hoạt động du lịch và khách du lịch. Hiện nay, vấn đề ứng xử văn hóa trong du lịch là vấn đề rất lớn của du lịch Việt Nam. Tình trạng lôi kéo, chèn ép, yêu cầu, đòi hỏi khách mua hàng đang là những vấn nạn đòi hỏi ngành du lịch ở các địa phương nắm bắt và giải quyết triệt để. Đội ngũ lãnh đạo Khu di tích cần nghiên cứu và đặt ra những chuẩn mực trong giao tiếp, hành vi ứng xử với du khách. Từ đó, các cơ quan ban ngành có những hướng chỉ đạo tích cực nhằm đưa những chuẩn mực này vào hoạt động của nhân viên và ứng xử của người dân. Những chuẩn mực này cần sớm được thực hiện bởi thị trường khách du lịch quốc tế là thị trường du lịch tiềm năng mà trong tương lai không xa Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ hướng tới. Nâng cao ứng xử văn hóa trong du lịch trở thành nghệ thuật giao tiếp ứng xử sẽ giải quyết vấn đề nâng cao hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia. Thái độ lịch sự, chân thật, nhiệt tình là những nét văn hóa còn thiếu trong du lịch Khu di tích Đền Hùng cũng như du lịch Việt Nam hiện nay.

Nhìn chung, nâng cao chất và lượng nguồn nhân lực du lịch cần thực hiện đồng bộ, theo kịp trình độ phát triển trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Hoạt động này là yếu tố cần thiết để khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch một cách bền vững tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 103)