6. Bố cục của luận văn
3.1.2. Kinh tế xã hội
Kinh tế - xã hội của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một nền kinh tế - xã hội thuần nông. Phần lớn 85% dân cư ở đây sống ở nông thôn và vùng núi. Nền kinh tế thuần nông mang đến cho người dân tính cách chất phác, mộc mạc của những con người quen nghiệp lúa nước. Nét tính cách này mang đến cho khách du lịch sự dấp dẫn, thu hút, đậm phong cách Á Đông.
Khu di tích nằm chủ yếu trên lãnh thổ xã Hy Cương với tổng diện tích 500 ha, gồm có thôn 3, thôn 5 và thôn 6, với số hộ là 646 hộ và 2.030 nhân khẩu. Xã hội được hình thành từ truyền thống lâu đời của dân tộc. Từ đó mà thu hút khách du lịch đến với nơi đây. Cùng với đó, Khu di tích Đền Hùng thuộc sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển cùng với thành phố Việt Trì thành phố lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam. Theo Thống kê điều tra, toàn thành phố có 106,8 nghìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
người trong độ tuổi lao động, trong đó có 46,2 nghìn người làm việc trong các ngành dịch vụ (Theo thống kê năm 2013).[3] Nguồn lực lao động dồi dào cũng là một trong những tiềm năng để ngành du lịch tỉnh Phú Thọ phát triển một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng kinh tế - xã hội phát triển du lịch của Khu di tích Đền Hùng còn nhiều hạn chế. Tuy nền kinh tế du lịch được lấy làm nền tảng mũi nhọn phát triển kinh tế của toàn tỉnh nhưng với những hạn chế trong việc tổ chức và quản lý đã làm chậm quá trình phát triển các hoạt động du lịch nơi đây.