Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 94)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển

4.1.1.1. Quan điểm

Phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh Phú Thọ.

Phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; tạo môi trường an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Phát triển du lịch Khu di tích Đền Hùng đặt trong mối liên hệ với các tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế.

Phát triển du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái với việc lấy du lịch văn hóa lịch sử làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực của địa phương, trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, các vấn đề về lịch sử, văn hóa, chính trị cũng cần được cân nhắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.1.2. Mục tiêu chung

Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị vật thể và phi vật thể. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch sử với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Phát huy các nhân tố tích cực các yếu tố truyền thống đạo đức, văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng, khuyến khích các giá trị lành mạnh, hướng thiện, nhân đạo, có ý nghĩa tiến bộ; đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chống phá Nhà nước.

Hoàn thiện hệ thống các thể chế và thiết chế văn hóa cả thể chế chính thức và các thể chế mang tính cộng đồng.

Với các tiềm năng về du lịch văn hóa lịch sử, dưới tác động của các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, nhiệm vụ phát triển du lịch trước mắt vẫn là củng cố và tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa, khai thác sản phẩm mang bản sắc riêng của Khu di tích như : sản phẩm gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội - tâm linh… Trong tương lai phải hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 94)