Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 75)

6. Bố cục của luận văn

3.2.3. Cơ chế chính sách

Cũng giống như hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của Khu di tích được ban hành từ Trung ương đến địa phương. Cơ chế chính sách được thực hiện tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng là cơ chế chính sách đặc thù. Chẳng hạn như trong xây dựng cơ bản, Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt các nhóm dự án thành phần của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhưng trước khi có quyết định phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành có liên quan. Riêng đối với các dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng các hạng mục di tích gốc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Với cơ chế đấu thầu, các dự án của Khu di tích cần thực hiện theo các quy định hiện hành theo Luật đấu thầu hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Với tổ chức lễ hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức thực hiện. Với cơ chế hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư, Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm cho tỉnh Phú Thọ để thực hiện nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc Khu di tích Đền Hùng. Mức hỗ trợ là 500 tỷ đồng trong cả giai đoạn 2013 - 2015. Ngoài ra, Phú Thọ được sử dụng nguồn tăng thu của Ngân sách Trung ương và địa phương (nếu có) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để bổ sung thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch.

Hơn thế nữa, Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn là di sản văn hóa của UNESCO, do đó, cơ chế chính sách phần này phải thực hiện theo các yêu cầu, điều kiện của UNESCO.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tồn Khu di tích lịch sử Đền Hùng rất đa dạng. Các cơ chế này được thực hiện từ Trung ương bởi tính quốc gia và lịch sử của Khu di tích Đền Hùng. Tuy nhiên, sự dày đặc về cơ chế, cách thức thực hiện chưa đồng bộ khiến việc quy hoạch Khu di tích khi đi vào triển khai thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, sai lại sửa tốn kém chi phí đầu tư nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. [101] Chính vì vậy, tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng chưa được phát huy một cách đúng mức. Về tầm quan trọng của cơ chế chính sách, có đến 79.5% số người được hỏi hoàn toàn đồng ý với mức độ quan trọng của cơ chế, số còn lại trả lời đồng ý.

3.2.4. Hội nhập quốc tế

Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong đó, hội nhập về văn hóa là điều tất yếu. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 06 năm 2014 về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã khẳng định “văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và yêu cầu phải chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa…. văn hóa được coi là động lực của “hội nhập và phát triển bền vững.” [9] Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, tham gia vào hội nhập quốc tế với tư cách của Di sản văn hóa nhân loại. Khu di tích lịch sử Đền Hùng hiện nay có hai Di sản văn hóa phi vật thể thế giới là “Hát xoan Phú Thọ” được UNESCO công nhận vào ngày 24 tháng 11 năm 2011 và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận ngày 6 tháng 12 năm 2012. Những di sản của Đền Hùng được công nhận là Di sản văn hóa thế giới chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt nam gắn liền với dòng chảy văn hóa hội nhập với thế giới. [1]

Quá trình hội nhập quốc tế này giúp Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung khẳng định vị thế lịch sử nghìn năm của dân tộc. Xét về phương diện phát triển các hoạt động du lịch, quá trình hội nhập với sự hấp dẫn sẽ mở rộng không gian phát triển và thu hút ngày càng nhiều du khách khi đến nơi đây đặc biệt là khách quốc tế cả du khách nội địa.

Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thách thức đối với các hoạt động du lịch nơi đây. Hội nhập văn hóa quốc tế dễ dẫn đến những tác động tiêu cực nếu không có những chính sách đúng đắn, kịp thời, đòi hỏi các vấn đề về trình độ chuyên môn, sự chuyên nghiệp trong các dịch vụ du lịch. Điều này vừa tác động tạo nên sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuật du lịch tại đây nhưng cũng đòi hỏi về nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du khách. Hội nhập quốc tế là vấn đề được người dân nói đây đánh giá mức độ quan trọng trung bình với 55% số người hoàn toàn đồng ý. Đây là yếu tố khách quan và tất yếu cho sự phát triển của các hoạt động du lịch. Do đó, ảnh hưởng của hội nhập quốc tế trong phát triển tiềm năng du lịch ngày càng sâu rộng.

3.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội là tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhưng cũng là những yếu tố không nhỏ làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác tiềm năng phát triển du lịch nơi đây.

Về tự nhiên, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho phát triển các hình thức du lịch sinh thái và tâm linh. Quản lý phát triển du lịch cần hiểu rõ đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện tại của địa phương (Phụ lục 01). Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của vùng đất này trước đây đã bị khai thác một cách bừa bãi bởi người dân nơi đây. Những vấn đề về tự nhiên liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội như mức sống của người dân còn thấp, ngoài nguồn thu nhập hạn chế, người dân nơi đây thường vào rừng săn bắt kiếm thức ăn. Chính điều này đã phần nào gây khó khăn cho việc phát triển và bảo tồn Khu di tích.

Về kinh tế - xã hội, kinh tế khu vực này chủ yếu là nông nghiệp với hoạt động trồng lúa nước; trồng màu như sắn, lạc, đậu, khoai…; cây ăn quả như cam, quýt, chanh, na… Tuy nhiên, giá trị kinh tế về nông nghiệp còn hạn chế. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là trâu, bò nhằm tạo sức kéo và sinh sản bán giống. Đối với lâm nghiệp, có 19 hộ dân khoán bảo vệ rừng trồng với tổng diện tích khoảng 70 ha. Ở khu vực dịch vụ, có khoảng trên 20 hộ tham gia vào dịch vụ phục vụ du khách thường xuyên, trong đó có 2 hộ làm dịch vụ sản xuất bánh kẹo và sấy khô củ quả, còn lại phục vụ hàng lưu niệm, hương, vàng mã. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Về văn hóa, sự giàu có về nguồn vốn văn hóa lịch sử của Khu di tích tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nơi đây. Tuy nhiên, những vấn đề về bảo tồn văn hóa truyền thống luôn là vấn đề đau đầu của những người quản lý Khu di tích trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội của cư dân khu di tích còn trong tình trạng nghèo nàn do các điều kiện về thời tiết, đất đai, phương thức canh tác lạc hậu, môi trường sinh thái bị xuống cấp. Phát triển các vấn đề kinh tế, xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh du lịch nơi đây. Nếu không có sự quan tâm đúng mức, kịp thời thì sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội kém phát triển, nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo và những vấn đề về văn hóa có thể gây tác động xấu đến việc hình thành điểm đến du lịch đặc thù của Đền Hùng. Ngược lại, sự quan tâm và những định hướng rõ ràng đối với các vấn đề này sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch bởi lẽ kinh doanh du lịch chính là chịu tác động của các vấn đề xung quanh nó. Theo kết quả của cuộc điều tra gần đây, số người nhận thấy tầm quan trọng của các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích là 89%. Số còn lại nhận thấy tầm quan trọng ở mức độ vừa phải của vấn đề này.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 75)