Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 80)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng thông qua các chỉ tiêu

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ là một khu du lịch có nguồn tiềm năng phong phú và đa dạng. Để đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch mà Ban Quản lý Khu di tích đã và đang thực hiện, một hệ thống các chỉ tiêu được đặt ra, nghiên cứu được thực hiện dựa trên các số liệu và sự đánh giá của người dân địa phương cũng như khách du lịch đến với nơi đây.

3.3.1.1. Tiềm năng tự nhiên

Khai thác tiềm năng tự nhiên của Khu di tích lịch sử Đền Hùng là khai thác các nguồn lực tự nhiên về vị thế của khu di tích vị trí địa lý, đất, nước, rừng, hệ động thực vật… Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngoài yếu tố lịch sử - tâm linh hiện đang có dự án phát triển trở thành khu du lịch sinh thái. Do đó, việc khai thác nguồn tài nguyên này là rất quan trọng. Nguồn tài nguyên đất, rừng, hệ động thực vật… ngoài việc duy trì và bảo tồn nguồn vốn có sẵn, các hoạt động nuôi trồng mới cũng được thực hiện nhằm phát triển hình thức du lịch sinh thái này (Phụ lục 04).

Đối với quy mô, cơ cấu rừng, bảng tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình

hình sử dụng đất rừng cho thấy tình hình sử dụng đất và bảo vệ rừng.

Bảng 3.3: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng

Thứ tự Các loại đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 1.689,72 100,0

1 Đất có rừng 481,15 28,5

1.1 Rừng tự nhiên 18,70 1,11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Đất trống 53,25 3,2 3 Đất nông nghiệp 633,60 37,5 4 Đất thổ cư 424,93 25,1 5 Đất mặt nước 50,10 3,0 6 Đất chuyên dụng 46,69 2,7

Nguồn: Trung tâm Tài nguyên Môi trường - Viện điều tra Quy hoạch rừng

Trước đây, do việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống nhân dân đã khai thác quá mức khiến nguồn tài nguyên bị suy thoái. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Ban quản lý khu di tích đã và đang tập trung cải tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đất rừng tự nhiên tại Khu di tích Đền Hùng hiện nay chỉ chiếm 1,11% tổng số đất rừng; trong khi đó, đất rừng trồng chiếm 27,37%. Trong đó, trồng rừng chủ yếu tập trung nghiên cứu và trồng các giống cây bản địa như thông, keo, bạch đàn … Hiện nay, Khu di tích đã cơ bản hoàn thành và tạo được khu rừng Quốc gia theo đúng quy hoạch của Chính phủ, tạo nên một khu rừng nơi thờ phụng tổ tiên có môi trường, cảnh quan phù hợp.

Đối với các loại động, thực vật, tại khu vực này có rất nhiều loài quý hiếm là

7 loài (4 loài bò sát, 2 loài chim và 1 loài cú) được ghi trong sách đỏ, các loài côn trùng rất nhiều đẹp, các loài vật nuôi làm cảnh hầu hết sinh sống, phát triển tại khu rừng cấm Quốc gia Đền Hùng. Hiện nay, Nhà nước đang xây dựng kế hoạch xây dựng vườn nuôi thú tại đây, với quy mô phục vụ du lịch gồm nhiều loài động vật quý hiếm.

Việc tập trung khai thác tiềm năng sinh thái của Khu di tích được tập trung chú trọng hơn bao giờ hết. Hoạt động bảo vệ và tạo mới nguồn tài nguyên rừng này đem lại những tác động kép không chỉ về cải thiện môi trường tự nhiên mà giúp cải thiện cảnh quan và phục vụ nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, mặc dù nguồn tài nguyên rất phong phú nhưng hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này trong các hoạt động du lịch chưa thực sự đạt hiệu quả. Phần vì đời sống người dân nơi đây còn khó khăn, thường xuyên sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có một cách bừa bài; phần vì các chính sách, quy hoạch của các cấp chính quyền chưa cụ thể; nguồn đầu tư còn thiếu; phần nữa là vì ý thức của khách du lịch đến nơi đây.

Theo kết quả cuộc điều tra, trong tổng số khách du lịch (86 người) được hỏi, có đến 75,6% đánh giá rất hài lòng và hài lòng về cảnh quan thiên nhiên nơi đây;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17,4% không hài lòng và 7% còn lại rất không hài lòng. Số khách du lịch hài lòng chiếm ¾ tổng số người được hỏi cho thấy những nỗ lực phát triển sinh thái khu vực vì mục đích du lịch về cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên, khách du lịch đến Khu di tích này vì mục đích du lịch sinh thái chỉ chiếm 5%.

3.3.1.2. Tiềm năng lịch sử, văn hóa

Khu di tích lịch sử Đền Hùng tập trung phát triển thế mạnh lịch sử, văn hóa của địa phương. Các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử được thực hiện tại Khu di tích chủ yếu là các loại hình du lịch tham quan bảo tàng, công trình, di tích; du lịch văn hóa sự kiện, lễ hội.

Tiềm năng lịch sử, văn hóa của Đền Hùng trước hết được phát triển bằng cách không ngừng gia tăng số lượng các di tích, các lễ hội văn hóa nhằm tạo ra nhiều điểm du lịch thu hút khách du lịch. Số lượng di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được xếp hạng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2000, cả tỉnh có 138 di tích, 70 lễ hội đến năm 2012 có 286 di tích, 84 lễ hội. Trong đó đa phần là các di tích và lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Năm 2010, Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng là bảo tàng tổng hợp trong hệ thống Bảo tàng Việt Nam có giá trị khoa học cao. Năm 2011, Hát Xoan Phú Thọ được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Năm 2012, Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương ở Phú Thọ được Tổ chức này công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Tuy nhiên, đối với các di tích, lễ hội hiện tại, công tác bảo tồn tài nguyên du lịch lịch sử văn hóa vẫn còn thiếu chặt chẽ, chưa có quy chế quản lý cụ thể, có di tích đang bị kiến trúc hiện đại lấn át, đồng thời chưa phát huy được giá trị của tài nguyên du lịch để phục vụ du lịch cội nguồn nên chưa mang lại sự hài lòng cho du khách.

Theo kết quả của cuộc khảo sát người dân và khách du lịch đến nơi đây, tài nguyên du lịch lịch sử văn hóa (hay còn gọi là tài nguyên cội nguồn) có độ hấp dẫn khá cao (đạt 85%) và có nhiều lợi thế về khả năng khai thác. Tuy nhiên, trong cuộc hành trình du lịch đến Khu di tích Đền Hùng, phần lớn là khách du lịch cội nguồn 98,1%) nhưng chỉ có 24,4% trong số đó cảm thấy hài lòng.

3.3.1.3. Tiềm năng kinh tế - xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được đặc điểm này, các nhà quản lý du lịch nơi đây đã phát triển du lịch dựa trên sinh thái nông nghiệp. Hình thức du lịch sinh thái cũng bước đầu được quan tâm tại đây. Các hoạt động chủ yếu là tạo môi trường canh tác tự nhiên, tác động tích cực đến cảnh quan thiên nhiên, nhất là thế hệ trẻ và khách du lịch quốc tế.

Đối với cây ăn quả, diện tích cây ăn quả tại Khu di tích có quy mô nhỏ,

không đồng đều. Đại diện là vườn cây ăn quả Vườn Vải Bác Hồ diện tích 5,3 ha, vị trí ngay chân núi Hùng, đã phát triển tốt thành rừng màu xanh, vừa có giá trị về kinh tế vừa có giá trị về cảnh quan, du lịch.

Đối với các loại cây cảnh, việc đầu tư xây dựng các dự án tại Khu di tích

luôn chú ý đến khuôn viên cây cảnh bố trí ở nhiều khu vực, hệ thống cây cảnh được bố trí từ cổng đi vào dài trên 3km. Số lượng các vườn hoa cây cảnh lớn là 7,9 ha, được phân bố trồng đều ở các khu vãn cảnh vui chơi, phục vụ du lịch gồm: Vườn hoa Trung tâm lễ hội diện tích 1 ha; vườn hoa đồi Công quán diện tích 4,2 ha; vườn cây lưu niệm diện tích 2,2 ha; vườn hoa ngã 5 Đền Giếng diện tích 0,5 ha.

Đối với các loại vật nuôi, tại Khu di tích Đền Hùng, các loại vật nuôi đa

dạng. Có loại nuôi để lấy sức kéo; có loại để thịt vừa phục vụ người dân địa phương, vừa phục vụ khách du lịch; có loại để làm cảnh.

Nhìn chung, các cấp chính quyền đã có những hoạt động tích cực nhằm khai thác, vận động phát triển nền nông nghiệp khu di tích theo hướng nông nghiệp sinh thái. Hoạt động phục vụ du lịch sinh thái nơi đây đã hướng tới các sản phẩm tham quan, đặc biệt là phục vụ du lịch.

Kết quả của cuộc khảo sát gần đây đã cho thấy các hoạt động phát triển tiềm năng kinh tế - xã hội tại Khu di tích Đền Hùng chưa thực sử hiệu quả. Chỉ có 29% khách du lịch hài lòng về các sản phẩm du lịch sinh thái nơi đây, còn lại phần lớn (64%) du khách cảm thấy không hài lòng và 7% du khách rất không hài lòng. Mặt khác, khả năng mua sắm các sản phẩm nông sản ở khu vực này chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao. Giả thuyết cho rằng các sản phẩm nông nghiệp được buôn bán ở đây chủ yếu là các sản phẩm đơn điệu tự phát, như măng ngâm, sắn… Các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương chưa được chú trọng và hấp dẫn du khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ sở hạ tầng là vấn đề còn nhiều hạn chế đối với ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung, Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói riêng.

Trước hết, cơ sở hạ tầng thiết yếu như nguồn nước, điện, giao thông… đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Hệ thống điện, mạng lưới thông tin liên lạc đã được khai thác một cách triệt. Nguồn nước phục vụ cho sống người dân và khách du lịch tuy đã được cải thiện nhưng phần lớn vẫn sử dụng nguồn nước tự cấp, chưa đạt được độ an toàn đối với sức khỏe (Phụ lục 01). Mạng lưới giao thông vận tải cũng được hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Các tình huống phân luồng giao thông cũng được thực hiện một cách nghiêm túc mỗi mùa lễ hội. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc, chen chúc vẫn còn diễn ra thường xuyên do sức chứa của điểm du lịch còn có hạn. Đặc biệt các biện pháp bảo vệ du khách đến Khu di tích Đền Hùng còn rất yếu kém.

Các hoạt động xây dựng các công trình phục vụ du lịch cũng như tôn tạo, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã và đang được quan tâm bởi các cấp chính quyền. Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 là 789,63 tỷ đồng. Đặc biệt trong hai năm 2011, 2012 vốn đầu tư tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2006-2010. Trong đó kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích và phục hồi các lễ hội truyền thống giai đoạn 2011-2012 trên 20 tỷ đồng. (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2013). [15, 262]

Các cơ sở kinh doanh du lịch được tỉnh Phú Thọ tập trung khai thác chỉ có Khu di tích Đền Hùng và tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái. Bảng sau chỉ rõ hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012.

Bảng 3.4. Hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012

STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012

Tốc độ phát triển trung bình (%) 1 Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 126,53 1.1 Số phòng 345 1021 2.754 118,9 2 Nhà hàng 2.771 3.922 4.934 104,93 3 Cơ sở du lịch lữ hành - - 11 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng vốn đầu tư cho hoạt động này là 573 tỷ đồng trong giai đoạn 2006- 2012 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2013). [15, 264] Tuy đã có sự phát triển nhanh về số lượng nhưng các cơ sở này về cơ bản mới đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch; các nhà hàng ăn uống phần lớn có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản, các món ăn chưa phong phú; các cơ sở lữ hành có năng lực yếu, chưa phát huy được vai trò trong phát triển du lịch. Thêm vào đó, các điểm vui chơi giải trí liên hợp trong Khu di tích bước đầu được chú trọng nhưng chưa đủ. Các cửa hàng lưu niệm chưa có nhiều chủng loại hàng hóa, hình thức và kiểu dáng đơn điệu, có sự trùng lặp về sản phẩm … do đó chưa thu hút được khách du lịch.

Kết quả điều tra về mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch ở Khu di tích đạt mức tốt, tốt nhất là ở hạ tầng dịch vụ tham quan.

Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách đánh giá về chất lƣợng hạ tầng dịch vụ du lịch tại Khu di tích Đền Hùng Diễn giải Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém Dịch vụ vận chuyển 17,4 52,3 16,3 12,8 1,2 Dịch vụ tham quan 17,4 64 11,6 7 0 Dịch vụ lưu trú 5,8 46,5 29,1 11,6 7 Dịch vụ ăn uống 4,7 48,8 27,9 9,3 9,3 Dịch vụ giải trí 3,5 17,4 54,7 15,1 9,3 Hàng lưu niệm 2,3 11,6 64 14 8,1 Dịch vụ khác 0 7 87,2 5,8 0

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật luôn là vấn đề nan giải đối với các khu du lịch. Theo đó, việc khai thác nguồn tiềm năng này là rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

3.3.1.5. Các tiềm năng khác

Các tiềm năng khác trong phát triển du lịch Khu di tích Đền Hùng bao gồm tiềm năng về con người, về các phương tiện thông tin đại chúng.

Tiềm năng về con người luôn là chất xúc tác trong việc phát triển du lịch ở bất kỳ địa phương nào. Thái độ, giao tiếp ứng xử văn hóa đối với khách du lịch của công nhân viên và người dân không chỉ ở cử chỉ thân thiện mà còn ở tính chuyên nghiệp trong các hoạt động dịch vụ du lịch. Với nguồn nhân lực thuần nông và đội ngũ lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động làm việc trong ngành du lịch hầu hết là nghiệp dư, số lượng người lao động được đào tạo bài bản còn thấp, mức độ quan tâm và khai thác nguồn tiềm năng này chỉ bắt đầu, các chương trình đào tạo, tuyển dụng… nhằm nâng cao chất lượng và gia tăng số lượng người hoạt động du lịch đã được thực hiện. Tuy nhiên, so với mức độ phát triển của du lịch tại địa phương này thì quá trình khai thác tiềm năng này còn nhiều bất cập. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy tiềm năng này chưa được khách du lịch đánh giá cao và chưa tạo được hiệu quả mong muốn: có đến 64% du khách nhận định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí và hơn 45% du khách đánh giá nhân viên của các công ty lữ hành, nhà nghỉ, khách sạn là yếu kém.

Công tác quảng bá sự phát triển của Khu di tích Đền Hùng không chỉ có tác dụng phát triển du lịch mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức về cội nguồn của người dân. Theo nhiều tổ chức, cơ quan của địa phương và cả nước, nhà nước và tư nhân đều thực hiện công tác quảng cáo xúc tiến này. Thông qua nguồn tin tổng hợp từ cuộc điều tra, khách du lịch đến với Đền Hùng chủ yếu qua nguồn thông tin tổng hợp chiếm 52,3%, từ truyền hình là 17,5% và từ bạn bè, người thân 11,6%. Sơ đồ sau cho thấy thị phần phần lớn thuộc về các kênh tổng hợp.

Tổng hợp Truyền hình Người thân Lữ hành Báo chí tivi

Biểu đồ 3.1: Sơ đồ thị phần nhận biết của khách du lịch đến Khu di tích Đền Hùng qua các kênh quảng cáo

Nguồn:Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013)

Có thể nói, các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 80)