Phân loại các tiềm năng và lợi thế trong du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Phân loại các tiềm năng và lợi thế trong du lịch

1.2.3.1. Tiềm năng tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình - địa mạo, các thành tạo địa chất, khí hậu thủy văn, sóng và nhiệt độ nước biển, tài nguyên sinh vật thì các tiềm năng và lợi thế du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch tự nhiên có các yếu tố như: cảnh quan địa hình, cảnh quan rừng, biển, đa dạng về nguồn gen sinh vật, đa dạng hệ sinh thái…

Quản lý tiềm năng tự nhiên là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên như đất, nước, động thực vật và cảnh quan môi trường các giá trị truyền thống là một trong những điều kiện để phát triển bền vững du lịch hiện tại và tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.3.2. Tiềm năng kinh tế - xã hội

Tiềm năng kinh tế - xã hội phát triển du lịch bao gồm các yếu tố kinh tế và xã hội như cơ cấu kinh tế, sự phát triển kinh tế, quản lý kinh tế - xã hội, cách ứng xử của dân cư trong xã hội…. Tài nguyên kinh tế - xã hội có tác động không nhỏ đến sự phát triển cũng như quản lý trong ngành du lịch. Chẳng hạn cơ cấu kinh tế khi kết hợp với du lịch có thể kể đến các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch bền vững…; thành phần dân cư kết hợp với du lịch tạo thành các loại hình du lịch như du lịch mới bản làng, du lịch ở tại làng nghề…hay các kiểu du lịch kết hợp hội họp…

1.2.3.3. Tiềm năng văn hóa, lịch sử

Tiềm năng văn hóa, lịch sử bao trùm các yếu tố về văn hóa và lịch sử. Nguồn tài nguyên này là một loại tài nguyên du lịch nhân văn. Tiềm năng văn hóa, lịch sử bao gồm: di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa - thể thao và các hoạt động nghệ thuật khác.

a. Di sản văn hóa thế giới

Di sản văn hóa thế giới là những kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa dân tộc được thế giới công nhận. Đó là sự tôn vinh lớn của dân tộc, và cũng là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Có 6 tiêu chuẩn của di sản văn hóa thế giới như: là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người; có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định; chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất; cung cấp một ví dụ điển hình về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa; cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được một nền văn hóa có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được; và có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. Tính đến năm 2014,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thế giới có 1007 di sản trên 157 quốc gia, trong đó có 779 di sản về văn hóa.

b. Di tích lịch sử - văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Tiềm năng này chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa được chia thành 4 loại như sau:

-Loại hình di tích văn hóa khảo cổ: là những địa điểm ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về một thời kỳ lịch sử - xã hội loài người chưa có văn tự và thời điểm nào đó trong lịch sử cổ đại.

-Loại hình di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Loại hình di tích lịch sử bao gồm: di tích ghi dấu về dân tộc học (sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người); di tích ghi dấu những sự kiện lịch sử chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng cuả đất nước, của địa phương); di tích lịch sử ghi dấu chiến công chiến thắng quân xâm lược; di tích ghi dấu những kỷ niệm; di tích ghi dấu sự vinh quang lao động và di tích ghi dấu tội ác của đế quốc, phong kiến.

-Loại hình văn hóa - nghệ thuật là các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như tượng đài, phố cổ…

-Các danh lam thắng cảnh là sự tập hợp của 2 loại hình di tích: di tích nhân tạo và di tích thiên tạo. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có chứa đựng những công trình do con người tạo ra, đền, chùa khu bảo tồn thiên nhiên.

c. Các lễ hội

Lễ hộilà một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân tộc, là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc là liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc đơn thuần chỉ là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Lễ hội có tiềm năng du lịch rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lễ hội có hai phần là phần lễ và phần hội

- Phần lễ (hay phần nghi lễ). Phần lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính chất tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Điều này tạo thành nên móng vững chắc, tạo nên một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng động người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội.

- Phần hội là phần tổ chức những trò chơi, thi đấu, biểu diễn… mang bản sắc văn hóa dân gian.

Cũng có những lễ hội, phần lễ và phần hội hòa quyện lẫn nhau, trong đó trọng tâm là phần hội.

d. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định. Nước ta là một trong những nước có nhiều dân tộc mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa được lưu giữ.

e. Các đối tượng văn hóa - thể thao và hoạt động nhận thức khác

Các đối tượng văn hóa như các trung tâm khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn, các bảo tàng; những hoạt động mang tính sự kiện như các hoạt động thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan điện ảnh quốc tế,… đều có giá trị du lịch lớn.

1.2.3.4. Tiềm năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật nói chung có vai trò đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Đó không chỉ là phương tiện thực hiện các hoạt động du lịch mà còn là một loại tiềm năng phát triển du lịch.

a. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như: mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải; thông tin liên lạc; các công trình cung cấp điện, nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại thuận lợi cho khách du lịch quốc tế. Giao thông đường thủy tuy chậm nhưng kết hợp với tham quan giải trí… Thông tin liên lạc là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các công trình cung cấp điện, nước là nhu cầu thiết yếu trong phục vụ hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của khách.

b. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Loại hình này bao gồm nhiều thành phần khác nhau như cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp dịch vụ. Quy mô của các hoạt động du lịch phụ thuộc vào quy mô của cơ sở hạ tầng - kỹ thuật: khách sạn, nhà hàng, khu vui chới giải trí, hội nghị…

Tiềm năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ trực tiếp các hoạt động du lịch, tạo ra lợi thế của du lịch vùng, miền nào đó so với những vùng, miền khác. Tiềm năng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật kết hợp với các tiềm năng du lịch khác thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các hoạt động du lịch.

1.2.3.5. Các tiềm năng về con người

Tiềm năng về con người phát triển các hoạt động du lịch bao gồm: thành phần dân cư, chất lượng nguồn nhân lực và tính cách, cách ứng xử con người…

Đối với thành phần dân cư, hoạt động du lịch phát triển đa dạng tùy theo thành phần dân cư của từng vùng, miền, khu du lịch. Mỗi nhóm cư dân có những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt… khác nhau tạo nên bản sắc riêng thu hút các hoạt động du lịch.

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những thành tố cơ bản tạo nên thành công của hoạt động du lịch (cùng với công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại). Nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp, thái độ… có sức hấp dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối với khách du lịch. Tiềm năng nguồn nhân lực là tiềm năng do con người xây dựng nên. Sự hình thành và phát triển tiềm năng này là một quá trình lâu dài và phải có những chính sách đầu tư đúng đắn.

Cách ứng xử của con người cũng là một dạng tiềm năng đối với du lịch. Sự hình thành những đặc trưng tính cách khác nhau tạo nên những nét riêng biệt thu hút khách du lịch. Nếu như cách ứng xử của người Châu Âu chú trọng đến tính lịch sự, hiện đại hóa thì người Châu Á lại chịu ảnh hưởng của tôn giáo, có sự ứng xử hài hòa với nhau và với tự nhiên. Đến với châu Âu, du khách sẽ cảm nhận được sự cổ kính xen lẫn nét hiện đại hóa của kỹ thuật công nghiệp, con người ứng xử với nhau lịch sự, coi trọng cá nhân. Đến với người châu Á, du khách lại cảm nhận được nét thiên nhiên, sự cởi mở, mến khách và coi trọng cộng đồng.

Con người là thành tố trung tâm của các hoạt động du lịch đồng thời cũng là tiềm năng và lợi thế thu hút sự phát triển du lịch. Cách ứng xử của con người, chất lượng nguồn nhân lực và thành phần, cơ cấu dân cư là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến với vùng đất đó.

Có thể nói, các tiềm năng và lợi thế du lịch này khi kết hợp lại với nhau sẽ thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Một quốc gia, địa phương có thể có một hoặc nhiều tiềm năng, lợi thế du lịch. Từ đó, các nhà chức trách sẽ đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế đó.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)