Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu di tích trong tổng thể quy

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 100)

6. Bố cục của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu di tích trong tổng thể quy

triển kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phú Thọ. Nơi đây nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung có không ít những tiềm năng phát triển du lịch tương đồng với Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Do đó, phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nằm trong tổng thể phát triển du lịch của thành phố Việt Trì cũng như tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố này.

Các văn bản về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến năm 2030 với Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ hợp thứ năm về việc Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 và Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 với Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ kỳ họp thứ Tám, khóa XVII ngày 16 tháng 07 năm 2014 về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 là những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển hoạt động này.

Theo đó, thành phố Việt Trì trở thành một thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn liền với du lịch sinh thái đặc trưng của vùng Tây Bắc. Thành phố Việt Trì phấn đấu trở thành đô thị du lịch, gìn giữ không gian xanh, du lịch sinh thái.

Nằm trong sự phát triển chung của thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng cần có các hệ thống đồng bộ với mục đích sử dụng chung cho các nhu cầu phát triển khác của toàn thành phố. Chẳng hạn, các công trình điện, đường, trạm cần thực hiện vừa đáp ứng nhu cầu của người dân vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Khu di tích này cần phát triển hình thái du lịch sinh thái trong tổng thể hài hòa của toàn thành phố, từ đó tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp, làm phát triển mỹ quan đô thị. Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển các tuyến, điểm du lịch cội nguồn với các hình thức nghỉ dưỡng, tham quan Khu di tích với những khu du lịch khác trong thành phố bảo đảm tính đồng bộ giữa phát triển du lịch với đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường.

Sự quan tâm đúng mức đến sự phát triển tổng hòa của các yếu tố trong một hệ thống sẽ tạo ra những hiệu quả kép, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, miền. Trường hợp Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một ví dụ điển hình bởi lẽ Khu di tích này không chỉ nằm trong những tuyến điểm phát triển du lịch sinh thái, cội nguồn đã được quy hoạch mà còn nằm trong quá trình bảo tồn, duy trì và phát triển các yếu tố văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội, có ý nghĩa lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mang tầm quốc gia.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 100)