Phát triển du lịch và nội dung phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 25)

6. Bố cục của luận văn

1.1.3. Phát triển du lịch và nội dung phát triển du lịch

1.1.3.1. Khái niệm phát triển du lịch a. Khái niệm phát triển

“Phát triển”, theo từ điển Hán - Việt, là mở rộng ra hoặc lớn mạnh lên. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Bên cạnh đó, từ điển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Oxford định nghĩa phát triển là sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn. Có thể nói, phát triển là một quá trình, là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện, trong đó các yếu tố bên trong khác nhau đều thay đổi theo đà tăng trưởng cả

về lượng và về chất. Các tính chất của phát triển gồm có: tính phổ biến; tính đa

dạng, phong phú; tính khách quan; tính kế thừa và tính phức tạp. [9]

b. Phát triển du lịch

Phát triển du lịchđược hiểu là sự gia tăng số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch, các nguồn lực lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch.

Để một quốc gia, một địa phương có thể phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch, cần có những điều kiện nhất định. Những điều kiện cơ bản thúc đẩy sự phát triển của du lịch gồm có: điều kiện chính trị ổn định, đất nước hòa bình; điều kiện xã hội an ninh và an toàn; cơ chế, chính sách và luật pháp nhà nước về phát triển hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển.

1.1.3.2. Nội dung phát triển du lịch

Phát triển du lịch là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của hoạt động du lịch. Nó bao gồm sự tăng trưởng về mặt kinh tế cung như có sự hoàn chỉnh về mặt sản phẩm, dịch vụ, giữ gìn bản sắc văn hóa, thể chế...

Phát triển hoạt động du lịch bao gồm các nội dung cụ thể như:

Phát triển sản phẩm du lịch : hay còn gọi là „thiết kế và phát triển sản phẩm.

Phát triển sản phẩm du lịch là điểm giao thoa giữa các yếu tố „thiết kế‟ (công nghệ, kỹ thuật...), „thương mại hóa‟ (kinh tế) và „khách hàng‟ (con người). Đơn giản hơn, phát triển sản phẩm du lịch là việc đưa ra các ý tưởng thú vị, hữu ích, phát triển các ý tưởng đó thành các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực tế xã hội. Để phát triển sản phẩm du lịch, cần phải xác định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch đó trong thị trường, phát triển ý tưởng, kế hoạch, thử nghiệm... ưu tiên xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng theo hướng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Đầu

tư phát triển hạ tầng du lịch bao gồm các hoạt động như : (1) tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng : hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt và các tuyến giao thông kết nối giữa các công trình du lịch ; (2) đầu tư chỉnh trang các công trình đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các du tích và danh thắng ; (3) ưu tiên thu hút đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở lưu trú, hình thành tổ hợp khách sạn kết hợp trung tâm thương mại, kết hợp với các công trình mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế...

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch : Phát triển nguồn nhân lực du

lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, bao gồm : lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị sự nghiệp du lịch gồm đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch : là các hoạt

động chiến lược, cụ thể với tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp về các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch. Việc thực hiệc xây dựng và quảng bá du lịch bao gồm xây dựng hình ảnh – vị thế - thương hiệu – tầm nhìn và cần phải có logo và slogan của du lịch của tỉnh. Các hoạt động quảng bá xúc tiến và xây dựng các ấn phẩm du lịch đều phải dựa trên nền tảng của biểu trưng này. Các hoạt động này cần phải tuân theo nguyên tắc xã hội hóa, thu hút nguồn lực vào việc tạo dựng hình ảnh du lịch địa phương trên thị trường, trong đó cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải là người tổ chức phối hợp và đóng vai trò chủ đạo.

Đầu tư và chính sách phát triển du lịch : Phát triển du lịch cũng bao gồm sự

phát triển về mặt cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Một số các nội dung liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như (1) Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ; (2) Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài vào các lĩnh vực như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch ; tuyên truyền, quảng bá du lịch ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch ; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới ; hiện đại hóa hoạt động du lịch ; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia ; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu vùng xa... ; (3) Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch ; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hỗ trợ công tác quảng bá, tuyên truyền, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ; (4) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong và ngoài nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch ; (5) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt nam với du lịch khu vực và quốc tế ; (6) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hợp tác quốc tế về du lịch : Đây là hoạt động nhằm đẩu mạnh hợp tác quốc

tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi ; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Quản lý nhà nước về du lịch : Đây là quá trình tác động của Nhà nước đến

du lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối tượng của sự quản lý này chính là hoạt động du lịch và cả chính các du khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, phát triển du lịch là một hoạt động đa dạng, được xây dựng dựa trên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay.

1.1.3.3. Mục tiêu phát triển du lịch

Mục tiêu „purpose‟ là một từ được chiết tự từ „mục‟ nghĩa là thấy và „tiêu‟ là một điểm. Vậy, mục tiêu là một điểm đến có thể thấy. Mục tiêu phát triển du lịch là một điểm đến có thể thấy của các hoạt động du lịch. Những mục tiêu phát triển du lịch bao gồm các yếu tố đa dạng cả về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Ở Việt Nam, các hoạt động phát triển du lịch đã và đang được thực hiện một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã thể hiện rõ những nội dung này (Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030). Qua văn bản này, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam được thể hiện một cách cụ thể. Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 25)