Hệ thống thể chế

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2. Hệ thống thể chế

Hệ thống pháp luật chính sách có những tác động trực tiếp đến phát triển du lịch. Các chính sách phát triển du lịch được đưa ra và vận hành một cách linh hoạt dựa trên mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách ở Việt Nam đang gặp phải vấn đề khó và xuyên suốt trong quản lý phát triển du lịch. Hiện nay, văn bản pháp luật chi phối hoạt động du lịch là Luật Du lịch được Quốc hội ban hành năm 2005 đã bổ sung và hoàn thiện Pháp lệnh Du lịch trước đó. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến Địa phương đưa ra các văn bản luật, văn bản hướng dẫn luật, tổ chức thực hiện… Tuy nhiên, khi đưa ra một cơ chế, chính sách mới thì phạm vi áp dụng trên toàn quốc và có tính chất lan tỏa. Khi áp dụng vào thực tiễn, các chính sách này gặp phải nhiều hạn chế với từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn như chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào du lịch được xuất phát từ Trung ương, sau đó các tỉnh mới cụ thể hóa và đưa ra chính sách thu hút đầu tư đặc thù cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và thực tiễn tại địa phương. Sự phát triển nhanh chóng của trình độ sản xuất và năng lực sản xuất khiến cho những cơ chế chính sách này không còn phù hợp với thực tế. Địa phương làm các văn bản kiến nghị sửa đổi, sau đó Trung ương lúc này nghiên cứu và ban hành những chính sách mới. Sự chậm chạp, thiếu linh hoạt trong cơ chế chính sách phần nào làm hạn chế sự phát triển của các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 39)