Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 59)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Tỉnh Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính; trong đó, thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị văn hóa giáo dục của tỉnh.

Tỉnh Phú Thọ phát triển manh mẽ về du lịch văn hóa và du lịch sinh thái bởi những tiềm năng lớn về tự nhiên và nhân văn. Về tự nhiên, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, tạo nên những tiểu vùng thấp. Diện tích rừng có độ che phủ lớn (42% diện tích tự nhiên). Trong đó, Vườn Quốc gia Xuân Sơn là một trong 30 vườn quốc gia của Việt Nam có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo. Phú Thọ có 3 con sông lớn là sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà cùng với đầm Ao Châu với 99 ngách được tạo bởi hàng trăm hòn đảo thu nước của 99 con suối lớn nhỏ đổ về tạo nên bức tranh thủy mạc vùng trung du. Hơn nữa, Phú Thọ còn có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữ lượng

. Về tài nguyên du lịch nhân văn, Phú Thọ đã

lưu trữ một kho tiềm năng văn hóa, lịch sử. Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng kháng chiến. Các di tích nổi tiếng có thể kể đến như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng (thành phố Việt Trì), Đền Mẫu (Hạ Hòa), đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha, trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ… Các di tích kháng chiến gồm có: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khê)… Ngoài ra, Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội phết (Hiền Quan), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. Đặc biệt tỉnh Phú Thọ có 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại được UNESCO công nhận là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.

Có thể nói, Phú Thọ là vùng đất “Địa linh Nhân kiệt” trong việc xây dựng và phát triển các hoạt động du lịch. Trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng là khu di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia Việt Nam và cũng là khu du lịch được tập trung phát triển hàng đầu tại Phú Thọ.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ tích - xã Hy Cương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Khu Di tích nằm trong vùng tam giác kinh tế công nghiệp Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao, trên vùng đất thấp phía Tây Bắc thành phố Việt Trì, cách thành phố Việt Trì 12 km, cách Thu đô Hà Nội 90 km. Phía Đông giáp phường Vân Phú, xã Kim Đức - Thành phố Việt Trì; Phía Tây giáp xã Phù Ninh - Huyện Phù Ninh và xã Tiên Kiên - Huyện Lâm Thao; Phía Nam giáp xã Chu Hoá - Thành phố Việt Trì; Phía Bắc giáp xã Kim Đức - Thành phố Việt Trì và xã Phù Ninh - Huyện Phù Ninh. Khu di tích có tổng diện tích 1.625 ha được chia thành 3 vùng (theo Quyết định số 63/TTg ngày 08 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ). Thời xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng.

Khu di tích được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Núi Hùng hay núi Cả - theo tiếng địa phương và nhiều tên khác như: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn... Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Người xưa kể rằng núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo... Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145 m. Ba đỉnh núi: núi Hùng, núi Vặn, núi Trọc theo truyền thuyết là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời. Khu di tích này xưa kia nằm trong rừng già nhiệt đới. Đến nay chỉ còn núi Hùng là rừng núi rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó có một số cây đại thụ như chò, thông, nụ,... và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế… Ngoài hệ thống núi non hung vĩ, Khu di tích còn là đầu nguồn của nhiều sông suối, một số các hồ nhỏ nằm rải rác ở các thung lũng giữa các núi như hồ Lạc Long Quân, hồ Gò Cong, hồ Khuôn Muồi… và một số ao hồ nhỏ hơn, liên hoàn thành một nhóm. Thời tiết khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa và gió ở khu vực này thuận lợi cho nhiều loài động vật và thực vật sinh trưởng, phát triển tốt.

Thiên nhiên hài hòa kết hợp với linh khí đất trời hội tụ nơi đây khiến bức tranh toàn cảnh của Khu di tích Đền Hùng thu hút người xem hơn bao giờ hết. Dựa trên các tiêu chí đánh giá, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Khu di tích Đền Hùng được đánh giá ở mức độ rất hấp dẫn. Khu di tích này sở hữu nhiều phong cảnh đẹp và đa dạng; độ bền vững của tài nguyên thiên nhiên cao; có sức chứa khách du lịch rất lớn (khoảng trên 10.000 người/ngày). Có thể nói, tiềm năng thiên nhiên là nguồn tiềm năng lớn mạnh cho các hoạt động du lịch của Khu di tích Đền Hùng.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 59)