Tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2.Tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường

3.3.2.1. Tác động tích cực

Khai thác một cách có hiệu quả nguồn tiềm năng phát triển du lịch tại Đền Hùng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Thọ hằng năm bình quân tăng 10%/ năm. Trong đó, tỷ trọng ngành dịch vụ đóng góp tăng mạnh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2011, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng 25,1% - công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 39,7% - dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 14.500.000 đồng. Thu ngân sách năm 2011 đạt 2.153 tỷ đồng.

Các hoạt động phát triển du lịch đem lại những tác động kép, mang lại nhiều hiệu quả hữu hiệu, nó cho phép con người tại địa phương vừa khai thác các nguồn lợi sẵn có bằng các hình thức tổ chức dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; vừa tạo ra một hệ thống cảnh quan, môi trường toàn diện; nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng thời giải quyết việc làm tăng thu nhập cơ bản cho người dân địa phương. Trong đó, việc nâng cao chất lượng sống của người dân là giá trị cốt lõi của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

3.3.2.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động khai thác tiềm năng phát triển du lịch này cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến mọi mặt của đời sống địa phương.

Khai thác mỗi tiềm năng phát triển du lịch sẽ tác động làm thay đổi kết cấu vốn có của tiềm năng đó. Chẳng hạn, khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ làm thay đổi môi trường, làm thay đổi sự phát triển của các loài động thực vật nơi đây. Khai thác tiềm năng văn hóa lịch sử nếu không có sự định hướng đúng đắn sẽ làm thay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đổi văn hóa địa phương. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ làm mất đi các ngành nghề truyền thống…

Sự phát triển du lịch kèm theo đó là sự tiếp xúc các nền văn hóa có thể làm thay đổi giá trị văn hóa, làm mất tính đặc trưng của văn hóa bản địa.

Có lẽ chính vì những thay đổi này mà các cấp chính quyền cần có cơ chế chính sách để thu hút khách du lịch đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Mặt khác, sự giao thoa về văn hóa nhưng có chọn lọc hạn chế những ảnh hưởng làm mất đi bản sắc văn hóa của địa phương. Phát triển các ảnh hưởng tích cực, hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực là cách làm mà các cấp chính quyền thực hiện nhằm phát triển du lịch bền vững của Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh Phú Thọ (Trang 87)